Hiện nay, sức khỏe là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi người trong xã hội. Với tình hình môi trường đang trở nên ô nhiễm nặng hơn mỗi ngày, các dịch bệnh mới được phát hiện. Điều này đã đe dọa đến sức khỏe của toàn cầu. Việc phòng ngừa, ngăn chặn các dịch bệnh và ô nhiễm môi trường trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận biết các loại bệnh thông qua những biến đổi ở móng tay cũng là một cách hiệu quả để sớm thăm khám và điều trị.
Móng tay có thể tiết lộ được rất nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, mọi người nên đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên móng tay. Nhận biết nhanh chóng và sớm nhất có thể để có biện pháp phòng tránh và điều trị hợp lý.
Móng tay có màu đen
Sắc tố đen ở đầu móng tay tăng lên, thường thấy phần mọc ra ngoài của móng tay có màu đen rõ ràng. Thiếu vitamin B12, chức năng của tuyến thượng thận suy giảm, u thịt ở đường ruột hoặc tiếp xúc với hắc ín trong thời gian dài cũng sẽ làm móng tay trở thành đen.
Móng tay có một khoảng màu đen hoặc màu nâu hoặc có dạng như tàn nhang. Thường hay xảy ra nhất ở ngón tay cái và ngón chân cái. Nhất là khi móng tay và các mô xung quanh nó cũng có màu nâu hoặc màu đen là có khả năng đang mắc một khôi u ác tính-u sắc tố đen.
Khi phía gốc móng tay mọc ra một số đường thẳng màu đen. Thông thường chỉ mọc đến giữa móng, cho thấy trong cơ thể đã bị bệnh ung thư.
Móng tay có màu lam (cyanosic)
Đây là dấu hiệu cho thấy trong máu thiếu oxy. Nếu kèm theo ho và thở sốc, rất có thể là do triệu chứng suy tim, hay bệnh phổi mãn tính. Còn nếu chỉ duy nhất có hiện tượng xanh móng, có thể là do sống lâu ngày trong môi trường có chất độc hoá học. Khiến hồng cầu máu bị phá hoại. Nếu hiện tượng trên xuất hiện trên trẻ em dưới 7 tuổi, chắc do bệnh tim bẩm sinh, có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật.
Người mắc bệnh truyền nhiễm như bệnh đường ruột cấp tính, bệnh bạch hầu, bệnh viêm phổi lá to và thực quản bị vật lạ cản trở thì móng tay có màu xanh lam. Khi mắc bệnh hạch dạng hạt đâu của gan biến tính, sự trao đổi chất của đồng rối loạn, có khi cũng có thể xuất hiện móng màu lam.
Móng tay trắng bệch
Móng trắng bệch là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Nếu thường xuyên phơi nắng, trên da không thể hiện hiện tương thiếu máu, nhưng móng tay lại không thể che giấu sự thật. Nếu trường hợp thiếu máu kéo dài quá lâu, hay quá nghiêm trọng. Móng tay không chỉ có màu trắng bệch mà còn giòn và dễ gãy. Hình dáng móng sẽ thay đổi, thường có vẻ bằng phẳng. Hoặc lõm xuống cứ như một cái muỗng,nơi mọc móng mới lại lồi lên.
Một khi phát hiện móng mình có gì khác lạ, nên tìm xem chỗ tay và màu giác mạc. Nếu chúng cũng có màu trắng bệch, thì chắc chắn bị thiếu máu. Nên tìm bác sĩ tìm ra nguyên nhân thiếu máu để chữa trị cho khỏi.
Móng dày và vằn vèo
Nhiễm khuẩn nấm là một nguyên nhân. Ngoài ra, lác khiến da bạn phủ đầy một lớp vảy màu trắng, khiến móng tay vằn vèo. Tuy nhiên thiếu vitamine, xơ cứng động mạch cũng là một trong những nguyên nhân. Nên cần bác sĩ chẩn đoán để có kết luận cuối cùng.
Móng tay dùi trống
Móng tay dùi trống khiến móng tay tròn vo giống như mặt sau của một chiếc muỗng. Cũng có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng trên. Và là những thứ bệnh nghiêm trọng. Bao gồm cả viêm nhiễm mãn tính, nhất là ápxe, ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính, hay bệnh tim. Nguyên nhân gây móng biến dạng có thể do lượng oxy trong máu bị thay đổi, hay do máu chảy trong móng bị cản ngại. Chỉ cần điều trị những căn bệnh trên, triệu chứng biến dạng móng sẽ tự động biến mất.
Khi nghi ngờ mình mắc phải chứng móng tay dùi trông, còn biết phân biệt thế nào là một móng tay dạng tròn nhưng khoẻ mạnh hay chiếc móng bị bệnh, trên cơ bản, chúng khác nhau ở chỗ góc độ tiếp xúc vđi da, khi quan sát hình dáng móng từ bên cạnh, góc độ tiếp xúc giữa da ngón với móng là 160 độ, đó là một móng tay khoẻ, những móng cắm thẳng vào thành một hướng góc vuông có nghĩa là một móng có bệnh.
Móng mềm, dễ gãy
Đây là hiện tượng suy tuyến giáp. Người bệnh khi ấy thường cảm thấy mệt mỏi, làn da như màu vàng chanh, nhịp tim chậm, thường cảm thấy lạnh, tóc thô và dễ rụng. Tuy nhiên có một điều thú vị là đối với những người bị cường giáp, móng cũng có hiện tượng giòn và dễ gãy. Dạng móng cũng có lõm xuống như một cái muỗng. Nếu bạn quan sát kỹ móng tay, phát hiện dưới móng có đường nứt, nhưng không đau. Thì có thể xác định đây không phải do nứt thực.
Tuy vậy không nên sơ ý, vì điều đó cho thấy bạn đang bị chứng viêm nội tâm mạc dạng cấp (SBE). Tức là van tim vốn không khoẻ đã bị nhiễm khuẩn. Bệnh sẽ có kèm theo sốt, yêu sức và mệt mỏi. Nhất là khi bạn thường xuyên có hiện tượng nhìn thấy dạng nứt giả tạo dưới móng, có hiện tượng chảy máu nhỏ. Khi bị chứng bệnh này người bệnh còn bị mỏi cơ bắp, sưng húp mắt.
Chân móng có hình bán nguyệt
Nếu chân của móng tay xuất hiện hình bán nguyệt. Đây là hiện tượng bình thường, tuy nhiên khi tuyến yên của bạn có vấn đề, hình bán nguyệt này sẽ đột nhiên biến mất. Còn chân móng toàn màu trắng, thì là biến chứng ở gan, nhất là thường gặp ở viêm gan và ở gan, kết quả do nghiện rượu mà nên.
Tham khảo thêm nhiều loại bệnh khác tại Các triệu chứng bệnh nhé!
Nguồn: thuocchuabenh.vn