Đối với các trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nôn trớ là tình huống rối loạn tiêu hóa thường gặp. Đây là hiện tượng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó bị đẩy ra ngoài. Đa số các biện pháp giảm nôn trớ cho trẻ thường được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong lúc nôn trớ trẻ rất dễ gặp các tình trạng như khó thở cho mắc dị vật trong thực quản. Vì vậy đây cũng là tình huống quen thuộc nhưng cần sự cẩn thận của người mẹ lúc xử lý nôn trớ cho con. Dưới đây sẽ là 5 biện pháp giảm nôn trớ cho trẻ có thể thực hiện tại nhà và một số lưu ý cần thiết.
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nôn trớ
Nôn trớ sinh lý
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thường chưa hoàn thiện. Do đó trẻ em dưới 12 tháng tuổi thường gặp nhiều vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, việc dạ dày của trẻ nằm ngang nên thường xuyên gây ra các tình trạng nôn trớ sau ăn. Do thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Tuy nhiên, chế độ chăm sóc trẻ chưa đúng cách cũng là nguyên ngân dẫn đến nôn trớ. Ví dụ như tư thế cho bé bú của mẹ sai cách, thức ăn ở dạ dày quá cứng không tốt cho tiêu hóa, ….
Nôn trớ bệnh lý
Tình trạng này xảy ra khi trẻ gặp các vấn đề về dạ dày. Ví dụ như hẹp tá tràng, hẹp thực quản, viêm nhiễm đường tiêu hóa hay đường hô hấp. Nôn trớ bệnh lý ở trẻ thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, co giật, nôn và xuất hiện máu khi nôn trớ. Khi trẻ có những biểu hiện này, các bậc phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới trung tâm y tế uy tín để thăm khám và xử lý kịp thời.
Những thói quen nên duy trì để giảm nôn trớ cho trẻ
Dưới đây là một số phương pháp được nhiều bà mẹ tin dùng để giảm nôn trớ cho trẻ. Lưu ý đây là một số phương pháp có tác dụng giảm nôn trớ sinh lý. Còn những triệu chứng về nôn trớ bệnh lý các phụ huynh nên tìm lời khuyên từ bác sĩ.
Cho bé bú đúng cách
Cho trẻ bú đúng cách không hẳn là điều dễ dàng. Nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Để hạn chế nôn trớ do bú sai cách, hãy bế bé trên 1 đường thẳng, một tay đỡ đầu, một tay nâng mông, giữ người bé áp sát vào cơ thể mẹ, mặt quay vào vú, mũi đối diện núm vú. Cho bé bú bên bầu ngực trái trước. Sau đó mới từ từ chuyển sang bên phải. Cách bú này giúp cho sữa xuống dạ dày dễ dàng. ưu giữ ở trong dạ dày lâu hơn. Còn với trẻ bú bình, tránh để bình sữa nằm nghiêng và cần giữ đầu vú luôn đầy sữa.
Chia nhỏ khẩu phần của bé
Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt và có dung tích nhỏ hơn vậy nên hãy chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày. Các cữ bú cần cách nhau từ 2 đến 4 giờ là phù hợp nhất. Cách này sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều.
Với trường hợp trẻ đang tập ăn dặm các bậc phụ huynh cũng nên bắt đầu cho con ăn lượng thức ăn phù hợp để bé từ từ thích ứng.
Không để bé nằm ngay sau khi ăn
Sau khi trẻ bú xong mẹ hãy nhẹ nhàng bế đứng trong khoảng 15-20 phút. Vỗ nhẹ vào phần lưng giúp bé ợ hơi, loại bỏ bớt lượng khí thừa trẻ nuốt vào dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho trẻ nôn trớ.
Nới lỏng quần áo
Quấn tã chật hay mặc quá nhiều quần áo khiến thành bụng và dạ dày của trẻ bị chèn ép. Dồn nén bụng quá nhiều sẽ gây nên nôn trớ. Vì vậy khi cho trẻ bú hoặc ăn nên lưu ý nới lỏng quần áo ở khu vực bụng. Cũng có thể cho trẻ mặc đồ thông thoáng để đảm bảo thoải mái khi ăn.
Bổ sung men vi sinh
Như trên đã nhắc đến, một trong những nguyên nhân khiến bé nôn trớ là do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa hoàn thiện. Bởi vậy, bổ sung men vi sinh, giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển khoẻ mạnh. Đây là cách làm đơn giản hiệu quả giúp mẹ phòng và giảm nôn trớ cho trẻ. Bên cạnh đó men vi sinh cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Không tạo ra các khí hơi gây đầy trướng bụng và giảm sự dồn đọng thức ăn trong đường ruột,.Từ đó thức ăn vào dạ dày thì trẻ sẽ khó bị nôn trớ hơn.
Nguồn: bioacimin.com