Đột quỵ là một căn bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao. Có thể giết chết người bệnh trong tích tắc vì máu không thể lưu thông lên não. Vì vậy việc cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ cần thực hiện nhanh chóng, xác suất cứu được bệnh nhân sẽ cao hơn nhiều. “Thời gian vàng” để cứu sống bệnh nhân đột quỵ kéo dài trong bao lâu? Biện pháp cơ bản nào sơ cứu cho người đột quỵ trước khi đến bệnh viện? Đây là những câu hỏi thường được đặt ra khi có người thân trong gia đình có nguy cơ đột quỵ. Việc nắm bắt được những kiến thức cơ bản về cấp cứu sẽ giúp người bệnh không còn quá phụ thuộc vào bác sĩ. Nếu không may sự cố xảy ra xe cứu thương không đến kịp thì vẫn xử lý kịp thời.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương do quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn. Khiến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ lượng máu. Các tế bào não sẽ bắt đầu hoại tử.
Những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ
- Viêm phổi: Được gây ra bởi các vấn đề về hô hấp, biến chứng của nhiều bệnh nặng. Người bệnh đột quỵ gặp khó khăn trong việc nuốt có thể khiến thức ăn, đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.
- Đau tim: Có khoảng 1/2 các ca đột quỵ liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch. Động mạch bị thu hẹp, xơ cứng làm gia tăng nguy cơ đau tim.
- Trầm cảm lâm sàng: Điều này là rất phổ biến sau đột quỵ hoặc có thể trở nên tồi tệ hơn với những người bị trầm cảm trước đột quỵ.
- Viêm loét vì nằm liệt giường trong thời gian dài: Do bị mất khả năng vận động nên người bệnh thường phải nằm hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng viêm loét.
- Động kinh: Biến chứng này khá phổ biến ở người đột quỵ. Nguyên do là sau đột quỵ, não hoạt động bất thường, gây ra co giật.
- Giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Các chi bị co cứng: Biến chứng của tai biến mạch máu não có thể khiến cơ bắp các chi bị co cứng, dẫn đến khả năng vận động của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khái niệm “thời gian vàng” trong cấp cứu người đột quỵ
Đối với đột quỵ xuất huyết não, khái niệm “thời gian vàng” không được định nghĩa số liệu rõ ràng. Nên người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Khái niệm “thời gian vàng” chủ yếu quy ước cho thể nhồi máu não trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Được xác định là trong vòng 3 – 4,5 giờ kể từ khi cơn đột quỵ phát sinh. Cấp cứu trong giai đoạn này, người bệnh sẽ đáp ứng tốt với thuốc làm tan cục máu đông theo đường tĩnh mạch (rTPA).
Nếu bỏ qua thời gian này thì các chức năng trong cơ thể người đột quỵ đã suy kiệt. Khả năng tử vong rất cao. Nếu may mắn có thể cứu sống thì thời gian hồi phục cũng kéo dài hơn rất nhiều.
Đồng thời, trái với thể nhồi máu não, người bị xuất huyết não tuyệt đối không được dùng thuốc làm tan cục máu đông hoặc các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu.
Điều cần làm sau khi phát hiện người đột quỵ
Khi phát hiện một người có dấu hiệu như: Đột ngột chảy xệ nửa mặt, một bên chân tay không cử động được, mắt nhìn mờ, nói không rõ,… Đây là dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Bạn cần nhanh chóng xử lí theo các bước:
– Gọi xe cứu thương ngay lập tức: 115 là tổng đài đầu tiên bạn cần liên hệ khi thấy người bị đột quỵ. Thông báo địa chỉ cụ thể của người bệnh để xe cấp cứu sẽ xuất phát tới đúng địa chỉ ngay sau khi nhận cuộc gọi. Sau đó là nói rõ tình trạng bệnh nhân cho nhân viên trực tổng đài, từ đó sẽ có hướng giải quyết trong khi chờ xe cấp cứu đến.
– Khi chờ xe cấp cứu, bạn cần giữ môi trường xung quanh bệnh nhân thông thoáng. Sau đó đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, đầu kê hơi cao. Nếu người bệnh đang mặc quần áo bó, hãy nới lỏng quần áo cho họ. Trường hợp người bệnh có dấu hiệu khó thở, nôn ói nhiều đờm nhớt. Giúp người bệnh làm thông thoáng đường thở.
– Hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình này. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một thời gian trường kỳ “chiến đấu” với bệnh.
Nếu người phát hiện mất bình tĩnh sẽ kéo dài thời gian cứu sống người đột quỵ. Chỉ cần thêm một vài phút giây ngắn ngủi thì mạng sống của bệnh nhân có thể bị đe dọa.
Sử dụng sản phẩm chứa enzyme nattokinase ngừa đột quỵ
Nattokinase là một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản. Đây là loại thực phẩm có tác dụng lớn trong hỗ trợ điều trị đột quỵ.
Khi tỷ lệ đột quỵ đang ngày càng gia tăng và người mắc có xu hướng trẻ hóa như hiện nay. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên chủ động phòng ngừa. Xây dựng lối sống khoa học, tránh căng thẳng mệt mỏi. Có chế độ ăn nhiều rau quả, tránh đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ. Đồng thời kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ enzyme nattokinase mỗi ngày.
Sau khi vào cơ thể, nattokinase có khả năng làm tiêu fibrin (sợi tơ huyết tạo nên cục máu đông – tác nhân cơ bản gây đột quỵ). Nattokinase có tác động mạnh gấp 4 lần plasmin (enzyme nội sinh duy nhất có khả năng phân hủy fibrin), đây là điểm đặc biệt cần lưu ý. Đồng thời, nattokinase còn làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu.
Từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp – đối tượng có tỷ lệ đột quỵ cao. Việc ngừa bệnh lúc nào cũng tốn ít thời gian, chi phí. Có lợi cho sức khỏe con người hơn mắc bệnh mới chữa.
Tham khảo thêm: Phương Pháp Phòng Bệnh
Nguồn: healthplus.vn