Trong độ tuổi trưởng thành từ 25-35 là giai đoạn con người có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng. Qua đi thời thanh xuân tràn đầy năng lượng, vướng bận công việc và gia đình nên không còn nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe. Trong đó, mỡ trong máu cao là căn bệnh phổ biến ngày càng nhiều người mắc phải. Nguyên nhân bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý và không luyện tập đều đặn. Vậy bạn có đang thuộc nhóm người có nguy cơ mắc phải mỡ trong máu hay không? Cần làm gì để kiểm soát lượng mỡ ở trạng thái ổn định? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Đừng quá lo lắng, chỉ cần thay đổi một chút thói quen hằng ngày thì bạn đã có thể ngăn ngừa vô số bệnh, có sức khỏe tốt hơn.
Nguy hiểm của mỡ trong máu tới sức khỏe
Trên thực tế mỡ máu cao ở những giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện bởi những triệu chứng không rõ ràng và có phần mông lung. Vì thế đến khi phát hiện bệnh đã ở mức cao và việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Nếu bạn hỏi rằng “mỡ trong máu cao có nguy hiểm không?”. Thì chắc chắn là có nếu không điều trị kịp thời.
Khi mỡ máu cao sẽ hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu khiến xuất hiện các bệnh khác. Có thể kể đến như huyết áp cao, hẹp lòng mạch gây ra thiếu máu lên não. Hay nặng nề hơn là gây ra nhồi máu cơ tim dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Những người nào có nguy cơ mỡ máu cao
Ở những người này do thói quen ăn uống thiếu kiểm soát khiến lượng acid béo cũng như cholesterol được đưa vào cơ thể quá nhiều. Làm tăng quá trình thấm vào màng trong của động mạch. Nhóm đối tượng thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn chứa chất béo có thể làm tăng lượng triglycerid trong máu.
– Nhóm đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan,…
– Nhóm người bị bệnh mạn tính sử dụng thuốc điều trị lâu dài như: Thuốc ức chế bêta giao cảm, thuốc lợi tiểu thiazid (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ).
Kết luận sơ bộ cho thấy, người thừa cân béo phì và có tiền sử các bệnh khác dễ mắc mỡ trong máu hơn. Mỡ trong máu cũng là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch máu và nhiều bệnh tim mạch khác. Những người thuộc các nhóm đối tượng trên nên có kế hoạch ngăn ngừa trước khi quá muộn.
Hàm lượng mỡ trong máu ở mức an toàn
Dấu hiệu mỡ trong máu không bộc phát lập tức mà phát triển âm thầm trong cơ thể. Khi tiến đến một độ tuổi nhất định thì việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết. Do đó, để nhận biết được mỡ máu cao, bạn phải đi xét nghiệm máu. Các chuyên gia khuyến cáo: Người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm 1 lần.
Thành phần mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglyceride. Để biết được chỉ số mỡ máu hiện tại của bệnh nhân như thế nào. Các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm của cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride. Đây là 3 chỉ số chính giúp bạn xác định được lượng mỡ trong máu cụ thể là bao nhiêu và có an toàn hay không ?
– Chỉ số cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L tương ứng với 240 mg/dL là không an toàn.
– Triglyceride nếu > 2,3 mmol/L tương ứng với 200 mg/dL sẽ không an toàn.
– Chỉ số LDL – cholesterol > 4,1 mmol/L tương ứng với 160 mg/dL là không an toàn.
Bí quyết giúp kiểm soát mỡ ở ngưỡng an toàn
Ngày nay, để kiểm soát, ngăn ngừa bệnh mỡ máu cao, bạn nên hình thành lối sống khoa học, cân bằng chế độ dinh dưỡng. Đồng thời kết hợp với rèn luyện thể chất.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Cheng – Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc cho thấy: Dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể. Giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo. Đồng thời, dịch chiết lá sen còn có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA, giảm tổng hợp cholesterol ở gan. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid, điều hòa năng lượng và giảm cholesterol xấu. Đồng thời gia tăng cholesterol tốt. Với mục đích đem đến phương pháp giảm mỡ máu an toàn, hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ. Các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cao lá sen.
Việc sử dụng các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như cao lá sen sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa lượng mỡ trong máu tăng cao. Cập nhật thêm kiến thức phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình nhé!
Xem thêm các bài viết: Phương Pháp Phòng Bệnh
Nguồn: healthplus.vn