Hiện nay bệnh cứng khớp gối là một trong những bệnh mắc phải khá nhiều ở Việt Nam. Đa phần những người mắc bệnh này là người lớn tuổi. Nguyên nhân chính có thể xuất phát chính là vì ở độ tuổi cao này người lớn sẽ không còn hoạt động nhiều hơn nữa. Mọi cơ, khớp sẽ bị ở yên dẫn đến việc cứng khớp. Vậy bạn đã biết những nguyên ngân và biện pháp giúp bạn ngăn ngừa bệnh cứng khớp chưa? Hãy tham khảo những chia sẻ của mình nhé. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được biện pháp tốt cho việc giảm đau này.
Những nguyên nhân gây cứng khớp
Tổn thương sụn chêm đầu gối
Hai đầu xương đùi, xương chày được bao bọc bởi lớp sụn chêm trong và ngoài, với hệ thống dây chằng cố định vững chắc. Tổn thương sụn chêm khớp gối thường gặp nhất là rách sụn chêm. Nguyên nhân gây rách sụn chêm ở người trẻ có thể xảy ra sau một chấn thương đột ngột trong thể thao, tai nạn giao thông, khi ở trạng thái gối gấp và chân bị vặn xoắn. Còn ở người lớn tuổi, sụn chêm thường bị rách do thoái hóa, đứng ngồi đột ngột.
Rách sụn chêm gây ra tình trạng cứng khớp gối
Khi bị rách sụn chêm, người bệnh không thể co duỗi linh hoạt được khớp gối, dẫn đến tình trạng đầu gối bị cứng khớp, kèm theo sưng tấy…
Chấn thương dây chằng
Khớp gối là một tổ hợp liên kết chặt chẽ giữa xương đùi và xương chày, cùng với dây chằng chéo trước khớp gối và dây chằng chéo sau khớp gối. Những người thường xuyên có hoạt động mạnh thường hay bị tổn thương vùng khớp gối, mà chủ yếu là tổn thương dây chằng chéo trước. Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương nghĩa là giãn hoặc đứt, sự liên kết giữa xương đùi và xương chày sẽ bị lỏng lẻo, kèm theo sưng, đau, cứng khớp gối.
Viêm khớp
Có 3 loại viêm khớp phổ biến gây đau cứng khớp gối, bao gồm:
– Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các khớp. Điều này dẫn đến tình trạng viêm những mô lót bên trong khớp, gây sưng đau, khiến người bệnh vận động khó khăn và luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
– Viêm khớp: Khi bị viêm khớp, lớp sụn trong đầu gối sẽ bị hao mòn dần theo thời gian. Điều này khiến các xương bị cọ xát vào nhau gây sưng khớp, cứng khớp.
– Viêm khớp sau chấn thương: Chấn thương gây ra tình trạng như: Rách sụn chêm hay đứt dây chằng, có thể khiến khớp gối dễ tổn thương hơn, dẫn đến viêm khớp sau chấn thương (PTA). Những người bị viêm khớp sau chấn thương có thể gặp các triệu chứng như: Sưng đau khớp gối, đầu gối kém linh hoạt, cảm giác yếu sức…
Ngăn ngừa và khắc phục
Bị thương nhẹ
Điều trị cứng khớp gối còn phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là một chấn thương nhỏ thì những phương pháp điều trị tại nhà sau đây có thể giúp giảm đau và tránh cứng khớp khi vết thương lành:
– Nghỉ ngơi, tránh hoạt động vùng đầu gối.
– Chườm túi nước đá vào đầu gối (khi đau cấp).
– Dùng thuốc chống viêm không steroid (OTC).
– Đeo nẹp đầu gối để ổn định đầu gối và giúp ngăn ngừa chấn thương thêm.
– Chườm lạnh giúp giảm sưng đau khớp gối.
Bị thương nặng
Đối với trường hợp chấn thương nặng và cứng khớp gối kéo dài, kèm theo sưng, đau nhiều thì bạn nên đi khám bác sỹ để tìm ra nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây cứng khớp gối, một số phương pháp điều trị có thể kể đến là:
– Dùng thuốc giảm đau theo toa.
– Sử dụng corticosteroid.
– Dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như: Thuốc chống thấp khớp điều trị bệnh và phẫu thuật sinh học.
– Vật lý trị liệu để cải thiện chức năng đầu gối và khả năng vận động.
Tham khảo: cách phòng bệnh hay
Trích: healthplus.vn