Cây Thuốc Quanh Ta, Y Học Cổ Truyền

Những công dụng tuyệt vời mà cây cỏ tranh đem lại

Ở những vùng ven rừng, ven đồng chắc hẵn không thể nào không biết đến cây cỏ tranh. Đây là loại cỏ đồng hành cùng người Việt Nam ở giai đoạn hàng trăm năm về trước. Thời điểm đó, cây cỏ tranh được phơi khô để lợp nhà, làm thúng, làm rỗ,… Tranh khi còn mọc thì có màu xang hơi ngà. Đến khi phơi khô thì có màu như rơm rạ và rất dễ cháy. Quân dân ta thời xa xưa đã từng dùng tranh tẩm nước để đối phó với tên lửa của địch. Chứng tỏ, cây cỏ tranh đã đồng hành cùng nước ta từ thời dựng nước và giữ nước. Cho đến nay, khi nhà ngói nhà tôn lên ngôi. Cây cỏ tranh lại chuyển mình sang hướng y học cổ truyền.

Đặc điểm và công dụng chính của cây cỏ tranh

Một số cái tên khác của cây cỏ tranh là bạch mao căn, cỏ tranh răng, cây nhất địa,… Trong Đông y, cỏ tranh có ứng dụng để thanh nhiệt, làm mát gan, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu,… Nó còn góp phần trong hỗ trợ chứng huyết sinh tân, lợi tiểu,… Cùng điểm qua những bài thuốc về cỏ tranh rất được ưa chuộng và cũng rất hiệu quả sau đây.

cay-co-tranh-4
Cánh đồng cỏ tranh

Những bài thuốc hay về cây cỏ tranh

Đối phó với bệnh sốt xuất huyết

Sử dụng 20g rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20g cỏ mực, 16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen đã sao thơm, 12g cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt

Bài thuốc gồm có sinh địa 12g, rễ cây cỏ tranh khô 16g, rau má 20g cùng với cỏ mực 20g và ngân hoa 12g. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.

cay-co-tranh-1
Cỏ tranh có thể chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt

Trị chứng khô miệng, khô họng do hao tổn tân dịch vị

Lấy 16g rễ cỏ tranh cùng với các loại thảo dược khác như 16g đinh lăng, 10g cam thảo, 10g sơn thù, 12g sa sâm, 16g hoài sơn, 8g đan bì, 16g đinh lăng, 12g khởi tử, 10g trạch tả, 12g mạch môn, 20g cát căn. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần.

Hỗ trợ điều trị xuất huyết tiêu hóa

Rễ cây cỏ tranh khô 20g sắc chung với 6g cây a giao, 21g củ gừng nướng cháy, 12g thục địa và 16g trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.

Rễ tranh có thể đối phó bệnh sỏi thận

Sử dụng bạch mao căn 20g, mộc thông 10g, cối xay 16g, kim tiền thảo 10g, đinh lăng 20g, cối xay 16g, mã đề thảo 20g. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

Rễ tranh có thể đối phó bệnh sỏi thận

Một số bài thuốc khác

– Kích thích lợi tiểu, chữa khó và bí tiểu

Công thức 1: Dùng 30g rễ cỏ tranh khô (bạch mao căn) kết hợp với 25g xa tiền sử, 40g râu ngô và 5g hoa cúc đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy 50g sắc chung với 750ml nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, khó tiểu.

Công thức 2: Sử dụng 50g rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn) sắc chung với 10g rau má, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô và 8g rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

– Làm mát gan và giải độc cơ thể

Công thức 1: Dùng 150 gram rễ cỏ tranh tươi đã cạo sạch vỏ đun nhừ với 150 gram thịt lợn nạc thái lát mỏng và 50 gram bạch anh tươi. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn từ 10 – 15 ngày.

Công thức 2: Dùng 200g sinh căn mao, rửa sạch và nấu với 700ml. Sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 7 – 10 phút. Dùng nước thuốc thay nước lọc và uống mỗi ngày. Liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày.

Nguồn: baodantoc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *