Chế Độ Ăn Uống, Dinh Dưỡng

Nhịn ăn gián đoạn có thực sự hiệu quả hay không?

Bạn đang rơi vào tình trạng thừa cân? Bạn lo lắng cân nặng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe? Bạn muốn sở hữu thân hình mảnh mai? Bạn có thể theo đuổi nhiều phương pháp giảm cân trên thế giới như eat clean, ăn keto, tập thể dục. Nhưng theo đuổi chế độ ăn nào mới đạt được hiệu quả giảm cân? Qua nhiều kết quả thực tế, nhịn ăn gián đoạn là phương pháp được nhiều người yêu thích. Để duy trì một vóc dáng thon gọn, nhiều người lựa chọn phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Giữa hàng ngàn phương pháp giảm cân khác nhau, nhiều người vẫn chọn nhịn ăn gián đoạn vì nhiều lí do. Trước hết, nhịn ăn gián đoạn đã làm tốt công dụng của nó là giúp người tập duy trì và giảm cân nặng. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp kéo dài tuổi thọ.

Nhịn ăn gián đoạn là phương pháp như thế nào?

Đây là phương pháp không mới nhưng cũng khá lạ lẫm đối với rất nhiều người. Nhịn ăn gián đoạn (Intermittent fasting) là một dạng ăn uống xoay vòng giữa thời gian nhịn ăn và ăn. Mô hình ăn uống này không xác định thực phẩm cụ thể cần ăn cho người áp dụng. Thay vào đó, nó chỉ hướng dẫn khi nào bạn nên ăn.

Lựa chọn khung giờ ăn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người cùng những điểm mạnh khác. Nhịn ăn được chia làm 3 dạng phổ biến sau:

  • Phương pháp 16/8: Phương pháp này liên quan đến việc bỏ bữa sáng và hạn chế thời gian ăn xuống còn 8 giờ. Chẳng hạn như từ 1h chiều đến 9h tối. Sau đó, bạn sẽ nhịn ăn 16 giờ.
  • Ăn – Dừng – Ăn: Mô hình ăn uống này liên quan đến việc nhịn ăn trong 24 giờ, 1 hoặc 2 lần trong tuần. Chẳng hạn như bạn sẽ nhịn ăn tối 1 ngày cho đến tối ngày hôm sau.
  • Chế độ ăn kiêng 5:2: Trong mô hình ăn uống này, bạn chỉ tiêu thụ 500 – 600 calorie vào 2 ngày trong tuần (không phải 2 ngày liền nhau). Trong khi 5 ngày còn lại ăn bình thường.

Liệu nhịn ăn gián đoạn có nguy hiểm cho sức khỏe con người?

Nghiên cứu liên quan đến động vật chỉ ra rằng nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan. Bao gồm cả bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tiểu đường và ung thư.

Nhận định trên được thử thí nghiệm trên 100 người không có bệnh tật chia thành hai nhóm. Một nhóm ăn đầy đủ các bữa trong ngày với thực đơn hoàn toàn tự chọn. Nhóm còn lại sẽ ăn ít hơn khoảng 1.000 calo tương đương một tới hai bữa ăn trong ngày. Kết quả cho thấy nhóm người nhịn ăn không xuất hiện dấu hiệu bị bệnh tim, mức cholesterol, nguy cơ gây ung thư giảm đáng kể. Đặc biệt hơn, lượng mỡ bụng giảm đáng kể. Mặc dù vẫn duy trì khối lượng cơ nạc, quá trình trao đổi chất diễn ra hoàn toàn ổn định.

Phương pháp giảm cân hiệu quả

Sống thọ hơn nhờ nhịn ăn gián đoạn

Theo nghiên cứu, mức độ tế bào bạch cầu bị tổn thương sẽ giảm đi trong quá trình nhịn ăn. Trong khoảng thời gian này, các chất độc hại và thừa thãi trong cơ thể sẽ bị đẩy ra ngoài. Sau khi ăn uống bình thường, các tế bào gốc sẽ tái tạo lại thành tế bào khỏe mạnh mới.

Nhịn ăn giúp kéo dài tuổi thọ

Lợi ích lớn nhất của phương pháp nhịn ăn gián đoạn là sử dụng xeton giúp giảm lượng chất béo và độc tố trong gan. Nếu đường glucose khiến cơ thể phải làm việc cực nhọc để phân giải thì xeton không như vậy. Quá trình này thường xảy ra trong thời gian tập thể dục. Sự thay đổi này trong quá trình trao đổi chất diễn ra nhiều lần giúp tối ưu hóa chức năng não và tăng sức đề kháng với bệnh tật, đồng thời có ảnh hưởng tích cực lên khả năng làm chậm lão hóa.

Lưu ý kĩ càng trước khi thực hiện và nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ

Áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn phát huy hiệu quả nhất ở người thừa cân và có nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ mang thai và người có bệnh tiểu đường không nên tuân theo chế độ ăn này.

Trước khi áp dụng phương thức nhịn ăn, bạn cần phải có sự chấp thuận và tư vấn kỹ càng từ phía bác sĩ và theo dõi y khoa. Tuy nhịn ăn nhưng bạn vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ trong một bữa ăn. Giảm cân một cách an toàn không nguy hại đến cho sức khỏe.

Xem thêm về kiến thức dinh dưỡng:

Nguồn: Bidvmetlife.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *