Phương Pháp Bảo Vệ Sức Khỏe, Sống Khỏe

Nên làm gì để bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm ?

Đi kèm với sự phát triển, xã hội cũng ngày càng phát sinh thêm nhiều mặt tiêu cực hơn. Một trong những mặt tiêu cực lớn nhất chính là ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường đem lại rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt là ô nhiễm không khí. Thực tế, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta là đáng báo động. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chất lượng không khí cực kì xấu. Nhiều lúc còn làm xảy ra các hiện tượng như màn khói bao phủ toàn thành phố, bụi tại các tuyến giao thông tăng ngất ngưỡng,…

Nếu phải sống và làm việc trong bầu không khí ô nhiễm, con người sẽ phải đối mặt với các  căn bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí là rất khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người cần phải tự biết bảo vệ bản thân của mình.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe

Đa số mọi người đều tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Dù rất nhiều biện pháp đang được thực hiện để cải thiện chất lượng không khí, tuy nhiên phải cần thời gian dài. Thế nên tác động bất lợi cho sức khỏe từ ô nhiễm không khí vẫn tồn tại.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tất cả mọi người . Đây là nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không truyền nhiễm đứng hàng thứ hai, sau hút thuốc lá.

Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không truyền nhiễm đứng hàng thứ hai, sau hút thuốc lá.

Ô nhiễm không khí gây rác các tác hại đến sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. 

  • Ở trẻ em, ảnh hưởng của việc hít khí chất lượng kém có thể ức chế tăng trưởng phát triển và giảm chức năng của phổi, gây nhiễm trùng đường hô hấp và làm bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn.
  • Đối với người lớn, thiếu máu cơ tim cục bộ và đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời.

Một số phương pháp bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm

Để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, cụ thể là tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, bác sĩ khuyến cáo người dân:

  • Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa,bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường;
  • Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá;
  • Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường);
Hướng dẫn bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống;
  • Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ;
  • Người dân ngoại thành không nên đốt rơm rạ. Như vậy khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn;
  • Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong;
  • Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ;
  • Nhắc nhở các phương tiện giao thông hoặc công trình xây dựng phát thải nhiều khói bụi nhưng không che chắn kỹ;
  • Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành;
  • Sử dụng máy lọc không khí chuyên dụng tại nhà và nơi làm việc.

Lưu ý đối với bệnh nhân có bệnh nền về hô hấp

Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm
Ô nhiễm không khí nặng nề ở nước ta

Đặc biệt, bệnh nhân có vấn đề về hô hấp không nên ra ngoài vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Người bệnh hen và phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì uống thuốc. Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường không khí. Nếu có dấu hiệu nặng thì nên nhờ bác sĩ kê toa tăng liều thuốc giãn phế quản. Khi phát hiện triệu chứng đợt cấp, khó thở thì cần liên lạc ngay với nhân viên y tế . Làm theo hướng dẫn giải pháp khắc phục và cấp cứu. Như vậy sẽ tránh gây nguy hiểm tính mạng.

Nguồn: aosmith.com.vn

Xem thêm một số bài viết khác tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *