Khối lượng thực phẩm và khẩu phần các bữa ăn trong ngày của con người vốn đã khác biệt nhau. Đối với người bệnh thì việc ăn uống còn khắt khe hơn nhiều. Phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mà còn tránh các thực phẩm không tốt cho tình trạng bệnh. Đối với những người có bệnh về đường hô hấp thì còn phải cẩn trọng với cả điều kiện thời tiết. Không khí lạnh hanh khô sẽ khiến bệnh hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các loại thực phẩm thích hợp để phòng ngừa bệnh hen suyễn tái phát vào mùa lạnh. Hen suyễn là bệnh mãn tính nên mỗi lần tái phát thường gây khó chịu cho người bệnh. Việc bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết và sử dụng thực phẩm tốt cho bệnh giúp kiểm soát bệnh.
Dù không có tác dụng trong việc điều trị nhưng thực phẩm có tác dụng tiết chế bệnh rất tốt. Có thể ví dụ như bị vết thương hở tránh dùng hải sản có thể gây lại sẹo. Những thực phẩm như các loại vitamin, sữa, trái cây,… có tác dụng tốt trong việc ức chế hen suyễn.
Rau củ và trái cây
Vitamin C và vitamin A có nhiều trong rau củ. Chúng rất tốt cho phổi cũng như các chức năng của đường hô hấp. Một số loại rau củ quả nên bổ sung vào chế độ ăn uống của người bệnh hen suyễn bao gồm cam, bưởi, rau mồng tơi, rau dền, bí đỏ, khoai lang…
Việc ăn nhiều rau củ và trái cây còn tốt cho hệ tiêu hóa. Tăng sức đề kháng và có lợi cho làn da của chị em phụ nữ hơn nhiều.
Vitamin D
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung vitamin D có thể giúp giảm tần suất các cơn hen suyễn. Đặc biệt là ở trẻ em trong độ tuổi từ 6-15. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu vitamin D như nước cam, trứng, cá hồi… trong chế độ ăn hằng ngày.
Vitamin A
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ mắc bệnh hen suyễn thường có hàm lượng vitamin A trong máu thấp. Do đó, hãy bổ sung vitamin này từ các thực phẩm như khoai lang, cà rốt, các loại rau lá xanh đậm… Để cải thiện sức khỏe cho lá phổi và hệ hô hấp.
Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Việc bổ sung axit béo omega-3 thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp. Nhờ đó các triệu chứng của bệnh hen suyễn như khó thở và thở khò khè được giảm thiểu đáng kể. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, thường xuyên bổ sung omega-3 trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho trẻ lên đến 31%.
Sử dụng các thực phẩm giàu omega-3 thường xuyên cũng có ích cho trí não và trí nhớ của người bệnh. Axit béo này có thể bổ sung từ các nguồn thức ăn như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và một số loại hạt như hạt lanh.
Những thực phẩm nên hạn chế khi hen suyễn
– Chất phụ gia: thường được tìm thấy trong các loại trái cây khô, thực phẩm ngâm và nước đóng chai.
– Các hóa chất bảo quản, mùi vị tổng hợp và màu sắc có trong thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
– Các loại thực phẩm có tính axit như hành, soda, rượu, bia… nên tránh xa bởi chúng có thể gây trào ngược axit dạ dày, làm cho ngực co thắt dễ dẫn đến các cơn hen suyễn.
– Các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, lúa mì: Trên thực tế, không có chế độ ăn uống cụ thể nào dành cho bệnh nhân hen suyễn. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân chống lại sự xâm nhập của các vi rút đường hô hấp gây nguy cơ bộc phát các cơn hen suyễn.
Bảo đảm chế độ ăn uống chính là cách tốt nhất không tốn kém để cải thiện tình trạng bệnh. Không chỉ với hen suyễn mà các bệnh khác cũng cần được tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt. Hãy bảo vệ sức khỏe cho mình và hơn hết là những người thân yêu trong gia đình nữa.
Tham khảo nhiều thông tin bổ ích khác: Phương Pháp Phòng Bệnh
Nguồn: guu.vn