Giấc ngủ là trạng thái cơ thể thả lỏng, thư giãn sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Giấc ngủ ngon giúp con người sảng khoái tinh thần và tiếp thêm năng lượng cho một ngày làm việc mới. Mất ngủ, khó ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có dấu hiệu rõ ràng và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Khó ngủ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính, thể trạng sức khỏe. Có rất nhiều nguyên do xuất hiện triệu chứng và đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không được can thiệp kịp thời.
Mất ngủ, khó ngủ hay rối loạn giấc ngủ làm cho người gặp phải ngủ không đủ giấc, trằn trọc về đêm, thậm chí thức trắng cả đêm. Thời gian đầu có thể chỉ cảm thấy khó chịu, nhưng càng về lâu dài sẽ gây stress, ức chế, thiếu sức sống và mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm. Vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn đâu là nguyên nhân và hậu quả khi gặp phải triệu chứng mất ngủ, khó ngủ. Từ đó giúp dễ dàng nhận biết và có biện pháp phòng và điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây nên triệu chứng mất ngủ, khó ngủ
Trước hết chúng ta cần điểm lại nguyên nhân khiến ta khó hay mất ngủ. Có lẽ do môi trường ảnh hưởng. Bạn thường có thói quen nằm trên giường suy nghĩ công việc khiến đầu óc quay cuồng. Nếu bạn chạy ra ngoài làm một vài động tác chạy bộ trên máy muốn nhanh chóng ngủ được nhờ mệt. Nhưng kết quả lại đi ngược lại ý muốn của bạn.
Thức ăn thức uống của bạn, hay thời gian ăn uống của bạn cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thí dụ trước khi ngủ uống chút rượu khiến dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng vài giờ sau lại nhanh chóng thức giấc, và không bao giờ ngủ tiếp được nữa. Khi bạn hút thuốc khi khuya, hay ăn thức ăn ngọt vào trước khi ngủ, chất nicotin và chất đường sẽ gây hậu quả tương tự. Nhưng có điều kỳ lạ là cafein không có tác dụng thức giấc đối với mọi người. Có người dù uống hai ly cà phê đặc lúc ăn tối nhưng vẫn có thể ngủ một giấc thật ngon cho tới sáng.
Đột nhiên ngưng dùng thứ thuốc đang thường xuyên sử dụng, cũng khiến người ta khó ngủ. Ví dụ, khi bạn quen dùng thuốc ngủ thời gian lâu dẫn tới không thể thiếu thuốc ngủ. Nếu bạn tự nhiên vứt bỏ thuốc tất nhiên khó đi vào giấc ngủ.
Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Tuổi càng cao, thời gian ngủ càng ít.
Ví dụ những thanh thiếu niên cần ngủ 10-12 giờ, đa số người thành niên cần ngủ khoảng 8 giờ, tới hơn 60 tuổi, thời gian ngủ giảm xuống còn khoảng 6 giờ.
Triệu chứng mất ngủ, khó ngủ thường gặp ở nhiều loại bệnh
Đối với người lớn tuổi
Nhiều người lớn tuổi cũng dễ mắc phải hiện tượng gọi là ngủ nhiều đợt. Do ban ngày ngủ quá nhiều đến tối thì không thể ngủ sâu và ngủ lâu. Nhất là những người ban ngày có thời gian quá nhiều, chỉ đọc báo và xem tivi nên tối thì dễ có chứng như vậy.
Cường giáp cũng gây khó ngủ. Người khó yên tĩnh, dễ bị kích thích, hồi hộp và mồ hôi ướt đẫm mình, nhịp mạch nhanh. Dù ăn nhiều, nhưng vẫn bị sụt cân. Người bị suy tuyến giáp, nếu uống quá nhiều kích thích tố tuyến giáp, cũng có triệu chứng tương tự.
Có một số chứng bệnh phát bệnh vào ban tối, hay trở nên trầm trọng vào buổi tối. Điều này cũng khiến người bệnh khó ngủ. Điển hình nhất là chứng bệnh tiền liệt tuyến ở nam và chứng bệnh viêm bàng quang của nữ. Hai bệnh này đều khiến người bệnh phải thức dậy đi tiểu, cho nên dẫn tới mất ngủ và thiếu ngủ. Chứng loét tá tràng cũng phát bệnh vào buổi tối, suy tim, bệnh phổi, và nhất là đau thắt tim cũng khiến người bệnh vì khó chịu dẫn tới khó ngủ.
Chứng loét tá tràng cũng phát bệnh vào buổi tối, suy tim, bệnh phổi. Và nhất là đau thắt tim cũng khiến người bệnh vì khó chịu dẫn tới khó ngủ.
Thông thường thuốc khiến mất ngủ là thuốc giảm cân. Như amphetamine, hay thuốc hưng phấn thần kinh giao cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc bổ sung máu (khiến bạn phải thức dậy đi tiểu). Thuốc vitamin liều cao, thuốc chống trầm cảm, hay thuốc an thần khác.
Đối với trẻ nhỏ
Trái lại, trẻ thơ không ngủ thường do bệnh thái sinh lý. Như đau bụng, khó tiêu, đói hay khăn lót bị ướt, hay mặc quá ấm hay quá lạnh. Những em không ngủ là do vấn đề răng hay ký sinh trùng. Có một số em do cơn hãi hùng về ác mộng nên ngủ không ngon giấc.
Nói chung, trẻ em cần ngủ nhiều hơn người lớn. Điều này thay đổi phần nào dựa trên tuổi. Khi cần ngủ, một đứa trẻ sẽ ngủ thiếp đi và nhận được nó. Một em bé sơ sinh có thể ngủ 16 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ. Với thời gian ngủ ngắn và thức giấc rải rác suốt ngày đêm. Trẻ nhỏ hơn có thể mất 1-2 giấc ngủ ngắn trong ngày để được nghỉ ngơi đầy đủ.
Trẻ không ngủ đủ giấc bắt đầu có vấn đề vào ban ngày. Trẻ em trở nên cáu kỉnh, từ chối hợp tác với những yêu cầu đơn giản. Khóc nhiều hơn và chịu đựng những cuộc khủng hoảng và giận dữ hoàn toàn.
Nếu gặp phải triệu chứng mất ngủ như đã nêu trên nên tìm tới y bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn phòng trị bệnh. Như riêng đối với trường hợp mất ngủ, trừ phi bạn xác định mình thực sự có chứng bệnh sinh lý dẫn tới mất ngủ, như cường giáp, hay chứng bệnh khác. Nếu không tốt nhất nên tự giải quyết vấn đề, vì hiện nay bác sĩ thường cho bạn uống thuốc ngủ cho xong.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng: Mất ngủ
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Thường xuyên lo âu, sợ hãi
2. Do giường hay phòng ngủ không thích hợp |
•Thăm khám bác sĩ tâm lý để có phương pháp điều trị thích hợp.
• Sửa lại cho thích hợp. |
3. Trước khi ngủ còn tập thể dục mạnh hay làm công việc trí óc | • Hạn chế hoạt động đó. |
4. Ăn quá nhiều thức ăn hay thức ăn có cafein, tinh rượu hay chất gây hưng phấn | • Không dùng hoặc hạn chế sử dụng. |
5. Ban ngày ngủ quá nhiều
6. Trẻ thơ do đau bụng, khó tiêu hay dau răng, ký sinh trùng… |
• Ban ngày nên hoạt động cho đầu óc tỉnh táo.
• Thăm khám tại khoa nhi tại các bệnh viện |
7. Cường giáp
8. Phản ứng do thuốc 9. Đột nhiên ngưng dùng thuốc ngủ đã quen dùng |
• Điều trị hợp lý
• Thay liều lượng hay không dùng thứ thuốc đó. • Kiên trì, sau một thời gian sẽ có hiệu quả |
10. Chứng bệnh gây mất ngủ như tiền liệt tuyến, viêm khớp, tim hay phổi… | • Thăm khám để có phương pháp điều trị hợp lý. |
Hãy theo dõi tại Các triệu chứng bệnh để tìm hiểu về các loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
Nguồn: thuocchuabenh.vn