Có rất nhiều cách để sơ cứu đột quỵ trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng là đúng và an toàn. Do đó, có nhiều người áp dụng sai cách khi cho người đột quỵ uống an cung ngưu, thuốc hạ áp, đánh cảm,… Điều này khiến cho sức khỏe của bệnh nhân ngày càng thâm trầm trọng hơn. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để có nhiều kiến thức về sức khỏe hơn nhé!
Sai lầm khi uống viên an cung ngưu hoàng hoàn khi sơ cứu đột quỵ
Nhiều người tin vào tác dụng thần kỳ qua quảng cáo của thuốc an cung. Do đó, rất sai lầm khi cho người bệnh sử dụng trước khi đưa đến bệnh viện. Thậm chí còn trì hoãn thời gian chữa trị. Trong khi đó, để tính mạng bệnh nhân được đảm bảo thì nên đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất. Khung giờ vàng chính là 3 đến 6 giờ kể từ lúc cơn đột quỵ khởi phát.
Viên thuốc làm bệnh nhân mất cơ hội chẩn đoán và điều trị, làm thay đổi các dấu hiệu bệnh, rối loạn quá trình đông máu của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp bị xuất huyết não.
Thực hiện ép tim lồng ngực mà chưa có chỉ định
CPR là biện pháp ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng để cấp cứu người ngừng tuần hoàn (ngưng tim ngưng thở), không áp dụng cho đột quỵ. Nếu người đột quỵ không bị ngừng tuần hoàn, áp dụng CPR để cấp cứu không giúp cải thiện tình trạng đột quỵ, ngược lại làm mất thời gian vàng để cấp cứu, có thể gây tổn thương nặng hơn.
Theo bác sĩ Thảo, phương pháp ép tim ngoài lồng ngực cần có tư vấn của nhân viên y tế. Trong trường hợp khẩn cấp, người sơ cứu cần bắt mạch ở cổ người bệnh, chỉ áp dụng CPR khi mạch không đập, người bệnh mất ý thức, không thở.
Đánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp
Trước khi xảy ra đột quỵ, một số người thường cảm thấy mệt, choáng váng, đau đầu… Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm, tăng huyết áp. Vì vậy một số người áp dụng biện pháp đánh cảm, cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp.
Theo bác sĩ Thảo, đây là phương pháp sơ cứu sai lầm. Đánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp không đúng bệnh lý hoặc trích nặn máu. Đều có tác hại tới cơ thể người đột quỵ. Trong đó, đột ngột hạ áp gây thiếu máu não, phù não tăng đột ngột, huyết áp quá thấp. Có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Vì vậy, bác sĩ Thảo khuyến cáo nên nằm nghỉ ngơi ngay và gọi người nhà đưa đi cấp cứu khi có dấu hiệu đột quỵ như mệt, liệt, tê chân tay, méo mặt, nói khó, nói ngọng…
Phải làm thế nào khi bệnh nhân đột quỵ?
Khi gặp bệnh nhân bị đột quỵ, bạn cần phải ngay lập tức xử lí, tạo cơ hội sống sót cao hơn cho bệnh nhân:
Bước 1
Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt có đủ độ cứng để giữ thăng bằng. Không đặt lên đệm có độ lún sâu ảnh hưởng đến đầu bệnh nhân. Tránh xê dịch để không làm trầm trọng tình trạng xuất huyết.
Bước 2
Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng về một bên. Việc làm này giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn nếu người bệnh có tình trạng dịch trong miệng chảy ra sẽ không bị ngạt thở. Nếu có tình trạng nôn ói cần móc hết đàm nhớt ở miệng bệnh nhân ra. Đảm bảo người bệnh luôn nhận được oxy nuôi dưỡng cơ thể, nuôi dưỡng não.
Bước 3
Quan sát, hỏi bệnh nhân để biết mức độ tỉnh táo của bệnh nhân. Ngay thời điểm đó có ý thức được sức khỏe và nhận biết được tình trạng xung quanh không hay có dấu hiệu lẫn, lơ mơ hay đã hôn mê. Có biểu hiện đại tiểu tiện không tự chủ không. Nếu tiểu tiện mất tự chủ nghĩa là bệnh nhân đã mất ý thức.
Bước 4
Kiểm tra nhịp tim và huyết áp nếu có thể ngay thời điểm đó. Không cho uống thuốc hay nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
Bước 5
Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
“Cách tốt nhất là chuyển bệnh nhân tới bệnh viện, gọi cấp cứu sớm. Người nhà không nên áp dụng các biện pháp sơ cứu hay cho bệnh nhân uống thuốc. Để tránh làm nặng thêm tình trạng đột quỵ”, bác sĩ Thảo nhấn mạnh.
Như vậy, nếu phát hiện ai đó bị đột quỵ. Tốt nhất bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất mà đừng nên tự ý làm gì nhé! Hãy tham khảo thêm những bài viết về sức khỏe trong phần tiếp theo.
Xem thêm: Kiểm tra sức khỏe
Nguồn: vnexpress.vn