Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Điều trị táo bón bằng nước ép trái cây hiệu quả

Táo bón ở trẻ là một hiện tượng khá thường gặp. Do nhiều nguyên nhân, trẻ em thường bị táo bón và việc này gây hại đến sức khỏecuar bé. Vì vậy, các ba mẹ cần phòng ngừa và hạn chế tình trạng này càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất chính là lưu ý đến các thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé. Dưới đây sẽ là 3 phương pháp điều trị táo bón bằng nước ép trái cây cực đơn giản. Giúp mẹ có thể làm nhanh chóng mà bé cũng yêu thích. 

Táo bón ở trẻ em xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Đặc biệt nếu bé bị táo bón lâu ngày, gia đình nên đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời. Các biện pháp dưới đây chỉ áp dụng trường hợp nhẹ và sử dụng hàng ngày nhằm hỗ trợ tiêu hóa cho bé.

Nước ép mận đen

Nước ép mận thường được nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng để trị táo bón cho trẻ. Theo nghiên cứu, trong mỗi ly nước ép mận có chứa khoảng 2,6 gram chất xơ. Có tác dụng làm tăng khối lượng phân của trẻ. Đồng thời, sorbitol trong nước ép mận cũng có tác dụng giúp làm mềm phân ở bé. Thúc đẩy nhu động ruột khiến cho trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Nước ép mận cũng là nguồn cung cấp các khoáng chất có lợi cho sức khỏe các bé như vitamin C và sắt.

Điều trị táo bón bằng nước ép trái cây hiệu quả
Nước ép mận cũng là nguồn cung cấp các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C và sắt

Ngoài ra, việc ăn mận tươi hoặc mận khô cũng là một cách khác giúp phòng ngừa táo bón. Trên thực tế, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng trái mận nên được coi là biện pháp đầu tiên nên áp dụng để đối phó với tình trạng táo bón. Đây là loại cây có nhiều khoáng chất, dễ tìm và có thể điều trị ở mức độ táo bón nhẹ cho bé.

Nước ép từ táo

Nước táo có tác dụng nhuận tràng. Nên thường được khuyến cáo dùng cho trẻ bị táo bón do có tỷ lệ đường fructose tương đối cao, cùng với glucose và sorbitol. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây khó chịu ở đường ruột nếu bạn cho trẻ uống quá nhiều. Bạn chỉ nên cho trẻ uống một cốc nhỏ nước ép táo mỗi ngày. Việc này sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu khi bị táo bón.

Điều trị táo bón bằng nước ép trái cây hiệu quả
Chỉ nên cho trẻ uống một cốc nhỏ nước ép táo mỗi ngày

Nước ép từ lê

Nước ép lê có chứa hàm lượng sorbitol cao gấp 2 lần so với nước ép mận. Cao gấp 4 lần so với nước ép táo. Mặc dù vậy, nếu so sánh về hàm lượng vitamin thì nước ép lê không giàu vitamin như nước ép mận. Tuy nhiên chúng là được nhiều trẻ em yêu thích vì hương vị ngọt thanh và nhẹ nhàng. Vì thế, đây cũng là thức uống mà nhiều bà mẹ được khuyên sử dụng cho trẻ.

Điều trị táo bón bằng nước ép trái cây hiệu quả
Đây là thức uống được khuyên sử dụng cho trẻ vì được yêu thích bởi hương vị dễ uống

Ngoài các loại nước ép trái cây này, mẹ nên tham khảo thêm các món ăn chế biến từ các loại rau như bông cải xanh, rau diếp xoăn, bí đỏ, cà rốt,… Có tác dụng tăng cường bổ sung chất xơ cho trẻ trong mỗi bữa ăn bên cạnh các loại nước ép.

Nước ép dứa

Dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ cao
Dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ cao

Dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ cao, là nguồn cung cấp mangan dồi dào. Đồng thời cũng bổ sung cho cơ thể một số dưỡng chất thiết yếu như Vitamin C và Vitamin B1. Theo một số tài liệu cho thấy, trung bình một cốc nước ép dứa không đường sẽ cung cấp khoảng 1.4g chất xơ giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa. Vì thế đây cũng là một giải pháp hữu hiệu cho việc điều trị táo bón tại nhà. Bên cạnh nước ép dứa cũng đóng vai trò là một thức thuốc hỗ trợ cho việc chữa đau dạ dày, nhiễm trùng đường ruột,… khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng các chế phẩm men vi sinh có chứa chất xơ hòa tan hàng ngày cho trẻ. Với thành phần chính bao gồm: chất xơ mạch ngắn giúp hòa tan nhanh và hấp thu các chất; chất xơ mạch dài giúp nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn đường ruột. Khi được bổ sung vào cơ thể, hỗn hợp chất xơ tự nhiên và men vi sinh vừa giúp cải thiện đường ruột. Đồng thời cải thiện tính chất phân, dễ dàng “đánh bại” táo bón. Mang đến cho trẻ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bụng khỏe, không còn tình trạng táo bón và biếng ăn, bé sẽ ăn ngon hơn và phát triển tốt hơn.

Nguồn: bioacimin.com

Xem thêm: Bào tử lợi khuẩn có tác dụng gì cho bé?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *