Men vi sinh là những chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi hay còn gọi là lợi khuẩn. Việc cho bé dùng men vi sinh được khuyến khích nên làm vì tốt cho hệ tiêu hóa. Hỗ trợ trong việc tiêu hóa thức ăn và bổ sung dưỡng chất cho bé. Giúp bé dễ hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và bảo vệ dạ dày. Vậy khi cho bé dùng men vi sinh nên lưu ý những điều gì? Làm thế nào để lựa chọn men vi sinh thích hợp cho bé? Hãy xem thêm ở bài viết dưới đây để có thêm lời giải đáp.
Hàm lượng lợi khuẩn
Hàm lượng lợi khuẩn trong men vi sinh thường được đo bằng đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU). Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy liều cao hơn mang lại lợi ích tốt hơn. Tuy nhiên, trung bình mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh có hàm lượng lợi khuẩn đạt từ 10^7 CFU/gram. Để đảm bảo phát huy tác dụng tốt nhất.
Lựa chọn men vi sinh theo nhu cầu
Giảm tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Việc cho bé dùng men vi sinh sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Các chủng vi khuẩn mang lại hiệu quả bao gồm Lactobacillus rhamnosus GG, Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus bulgaricus.
Không chỉ ở trẻ em, các nghiên cứu cũng cho thấy điều tương tự ở người lớn. Một đánh giá lớn từ 82 nghiên cứu cho thấy việc bổ sung men vi sinh giúp giảm 42% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Một số chủng vi khuẩn cũng có hiệu quả với tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích như: B. coagulans, S. boulardii và sự kết hợp của một số chủng Lactobacillus và Bifidobacterium.
Trị biếng ăn
Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ là do tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
Những báo cáo gần đây nhấn mạnh vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong việc điều chỉnh cân nặng. Cụ thể, các bệnh nhân biếng ăn có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng và biếng ăn. Ngoài ra, kết quả của những nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột là một yếu tố quan trọng. Nó quyết định độ trầm trọng của tình trạng biếng ăn.
Một số chủng vi khuẩn có hiệu quả cải thiện chứng biếng ăn của trẻ như: Lactobacillus sp., B. coagulans, S. boulardii,…
Giảm táo bón
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung một số chủng lợi khuẩn có thể làm giảm táo bón ở cả người lớn và trẻ em. Các chủng vi khuẩn có hiệu quả như B. Lactis, B. longum, S. cerevisiae và sự kết hợp của B. coagulans, B. clausii, L. acidophilus, L. reuteri, L. plantarum, L. rhamnosus và B. Animalis.
Tăng cường hệ miễn dịch
80% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề để trẻ có khả năng đề kháng tốt với các tác nhân có hại vi khuẩn, virus từ môi trường. Một số nghiên cứu gần đây chứng minh bổ sung men vi sinh có thể làm thay đổi hệ cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Làm tăng khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại dị ứng, nhiễm trùng và ung thư.
Các chủng vi khuẩn mang lại lợi ích này là: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus crispatus, Lactobacillus gasseri và Bacillus clausii
Lựa chọn men vi sinh tối ưu khả năng sống sót của lợi khuẩn xuống đến ruột
Không phải chỉ cần bổ sung men vi sinh là sẽ có hiệu quả và tốt cho trẻ. Để phát huy công dụng của men vi sinh tốt nhất, mẹ nên lựa chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn cho bé.
Bào tử lợi khuẩn là một dạng ngủ đông của lợi khuẩn thường. Có tác dụng lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé. Kể cả trong trường hợp bé đang sử dụng kháng sinh. Bào tử lợi khuẩn cũng là nguồn sản xuất các enzyme giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Tăng cường hấp thu dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho bé.
Thực tế, số lượng lợi khuẩn thường có thể vượt qua con đường khắc nghiệt này để vào đến ruột non không nhiều. Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia đã dày công nghiên cứu và tìm ra bào tử lợi khuẩn. Bào tử lợi khuẩn chính là dạng ngủ đông của lợi khuẩn thường, với cấu trúc đặc biệt: lõi bào tử là nhiễm sắc thể ở trạng thái bị lèn chặt và bất hoạt. Các lớp vỏ xung quanh chứa nhiều peptidoglycan, protein, enzyme giúp bảo vệ lõi bào tử. Sống sót khi đi qua dung môi hữu cơ, các enzyme, pH acid dạ dày, nhiệt độ cao… Vào đến ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và tiếp tục phát triển thành tế bào trưởng thành để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nguồn: bioacimin.com