Cây Thuốc Quanh Ta, Y Học Cổ Truyền

Cây râm bụt – vị thuốc tốt cho sức khỏe và làm đẹp da

Râm bụt hay dâm bụt là loại cây được trồng làm hàng rào rất phổ biến tại miền Bắc và miền Trung nước ta. Loại hoa này có ý nghĩa là hoa dâng bụt; mang một ý nghĩa vô cùng thanh tao. Hoa có rất nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, hồng, cam,… Tại mỗi một khu vực thì loại cây này có tác dụng khác nhau. Tại Trung Quốc thì loại cây này được dùng để điều kinh, giúp cầm máu; tại Malaysia thì được dùng làm thuốc trị mẩn ngứa. Vậy tại Việt Nam thì loại cây này được dùng với công dụng gì; hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu về cây râm bụt

Dâm bụt là loại cây thân gỗ nhỏ và cao; thân thường yếu và màu nâu xám. Hoa thuộc loại hoa đơn, nở rất to và có nhiều màu sắc khác nhau. Loại hoa này có một loại mật rất đặc biệt; có vị ngọt mát; thu hút sự chú ý của các loài ong, bướm. Loại cây này có sức sống rất mãnh liệt, có khả năng chịu nhiệt cao và có hoa quanh năm. Các bộ phận trên cây đều có thể làm thuốc chữa bệnh như trị các bệnh ngoài da; hỗ trợ điều trị sỏi thân; táo bón; mất ngủ; đặc biệt đối với những người thừa cân thì có thể sử dụng loại cây này để thúc đẩy quá trình giảm cân cảu mình..

Cây râm bụt

Râm bụt có nhiều loại hoa với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Râm bụt thường dáng hoa cong. Râm bụt kép dáng hoa thẳng, nhiều cành. Râm bụt hoa nhỏ, hoa mọc rủ cánh hoa nguyên không bao giờ xòe. Râm bụt xẻ hoa buông thõng. Cây được trồng bằng phương pháp giâm cành. Cây ưa sáng, khả năng chịu ngập úng thấp.

Theo y học hiện đại, hoa râm bụt chứa flavonoid: quercetin; kaempferol, cyanidin; diglucosid, cyanidin; sophorosid, glucosid; alcaloid I và II; vitamin: B1, B2, C, beta caroten, chất nhầy… Lá râm bụt chứa beta – sitosterol; caroten, chất nhầy, ester của acid acetic…

Có thể bạn chưa biết về cây râm bụt

Bộ phận dùng

Vỏ rễ hoặc rễ, hoa và lá – Cortex Radicis seu Radix, Flos et Folium Hibisci Rosa Sinensis.

Nơi sống và thu hái

Loài của Trung Quốc, Nhật bản, được trồng làm hàng rào, làm cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái rễ và lá quanh năm, thu hái hoa vào mùa hè. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Hoa chứa thiamin, riboflavin, niacin và acid ascorbic. Hoa vò nát chữa sắc tố anthocyanin và cyanin diglucosid. Trong hoa có lá đều có chất nhầy.

Công dụng của cây râm bụt

Chữa mụn nhọt đang mưng mủ: giã nát lá cây hoặc hoa rồi đắp vào khu vực bị mụn; đê như vậy cho đến khi bã thuốc khô thì thay mẻ mới. Chữa quai bị: Lá tươi 50g + hành 5-6 củ: giã nhỏ với 100ml nước sôi nguội; rồi gạn lấy nước để uống. Bã đắp vào chỗ sưng rồi băng lại. Dùng liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi.

Tác dụng cây râm bụt

Chữa đái tháo đường type 2: mỗi ngày ăn 1 bông hoa chưa nở vào lúc sáng sớm khi chưa ăn gì. Dùng đều đặn 45 ngày rồi sau đó đi kiểm tra lại lượng đường hiện có trong máu. Nếu chưa có tiến triển thì tiếp tục sử dụng đến khi có tác dụng thì thôi.

Chữa mất ngủ: Lấy 5-10g hãm nước uống thay trà vào buổi chiều và tối. Uống trà hoa dâm bụt thường xuyên còn có tác dụng giúp giảm cân.

Chữa sỏi thận (sỏi canxi): giã nát 30g hoa tươi kết hợp với muối hạt to; cho thêm 100ml nước sôi để nguội. Sau khi đã nhuyễn thì gạn bỏ cái và uống nước. Uống liên tục trong một tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trà hoa râm bụt

Uống trà hoa râm bụt hàng ngày có tác dụng: Tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa cơ thể, kích thích mọc tóc; ngừa nhiễm trùng bàng quang, chống táo bón, kiểm soát lượng cholesterol/máu, ngăn ngừa bệnh tim.

Vỏ rễ phơi khô, ngày dùng 4-12g chế thuốc sắc, uống ngày 3 lần (liên tục đến khi khỏi bệnh) chữa các bệnh sau: viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mất ngủ, mụn nhọt, lở ngứa, lưng tấy, mộng tinh, bạch đới.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Xem thêm:

Thuốc chữa bệnh từ nhựa cây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *