Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Cách nhận biết sớm các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi là gì ? Loại bệnh tưởng chừng như cơ bản, thông thường, nhưng khi hỏi đến thì có khá nhiều người hoang mang về chứng bệnh này. Sởi được hiểu là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra, thường xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhất là trẻ em. Tuy bệnh sởi có thể phục hồi sau thời gian điều trị, nhưng nếu không được kiểm soát chặt chẽ, rất có thể sẽ lây lan thành ổ dịch. Vì virut gây sởi lây lan trong không khí và bùng phát rất nhanh.

Đối với những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sức đề kháng yếu bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng về sau. Vì vậy nên theo dõi quan tâm đến sức khỏe của trẻ thường xuyên, để phát hiện sớm và điều trị đúng cách nếu trẻ bị sởi. Các ông bố bà mẹ hãy tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh sởi và cách phòng ngừa sởi hiệu quả cho trẻ.

Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ ? Bệnh lây truyền qua những con đường nào

Rubella là cái tên gọi khác của bệnh Sởi, một căn bệnh nhiễm trùng do virus của hệ hô hấp. Sởi là một bệnh rất dễ lây lan do tiếp xúc với chất nhầy và nước bọt nhiễm bệnh. Mỗi người bị nhiễm bệnh có thể giải phóng nhiễm trùng vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.

Virus sởi có thể sống trong không khí khoảng vài giờ. Khi các hạt nhiễm bệnh xâm nhập vào không khí và lắng xuống thì bất kỳ ai ở gần cũng đều có thể bị nhiễm bệnh. Chỉ cần uống cùng ly nước của người nhiễm bệnh hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống sẽ tăng nguy cơ lây lan bệnh sởi.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, lây qua đường không khí, do đó khả năng bùng phát thành dịch rất cao, nhất là ở những quần thể có tỷ lệ miễn dịch thấp với bệnh.

Điểm qua các triệu chứng của sởi

Trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh như sau:

  • Ho khan
  • Sốt, nóng lạnh
  • Đau, đỏ mắt
  • Đau cơ
  • Sổ mũi, chảy nước mũi
  • Viêm họng
  • Xuất hiện các đốm trắng trong miệng
Phát ban diện rộng trên da là dấu hiệu phổ biến của bệnh sởi
Phát ban diện rộng trên da là dấu hiệu phổ biến của bệnh sởi

Phát ban trên da lan rộng là dấu hiệu điển hình của bệnh sởi. Phát ban có thể kéo dài đến bảy ngày và thường xuất hiện trong vòng ba đến năm ngày đầu tiên liên tiếp tiếp xúc với virus.

Phát ban sởi xuất hiện dưới dạng ban đỏ, ngứa. Thông thường phát triển trên đầu và từ từ lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Những ai dễ mắc bệnh sởi

Trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ là nguyên nhân khiến số ca mắc sởi ngày càng tăng. Một số cha mẹ chọn không tiêm vắc xin cho con vì sợ tác dụng phụ của vắc xin đối với trẻ. Tuy nhiên, bạn nên biết hầu hết người tiêm vắc xin sởi sẽ không gặp phải tác dụng phụ.

Thông tin vắc xin sởi có liên quan tới chứng động kinh, điếc, tổn thương não và hôn mê, nhưng đây chỉ là những trường hợp cực hiếm. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vắc xin sởi xảy ra ít hơn 1 phần triệu liều vắc xin.

Hầu hết tiêm vắc xin sởi không gây ra tác dụng phụ
Hầu hết tiêm vắc xin sởi không gây ra tác dụng phụ

Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh sởi trên mỗi người cũng không giống nhau, phụ thuộc sức đề kháng của từng cá thể.

Đặc biệt, sau khi mắc sởi, bệnh nhân sẽ có hệ miễn dịch bền vững với bệnh.

Chẩn đoán bệnh sởi

Dựa vào các nốt phát ban trên da và kiểm tra các triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi, như đốm trắng trong miệng, sốt, ho và đau họng bác sĩ có thể xác nhận bệnh nhân mắc bệnh sởi

Chẩn đoán bệnh sởi bằng cách kiểm tra các nốt phát ban trên da
Chẩn đoán bệnh sởi bằng cách kiểm tra các nốt phát ban trên da

Ngoài ra cách thứ hai, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra có dương tính với virus sởi hay không?

Biến chứng của bệnh sởi

Biến chứng của sởi có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng như viêm phổi và viêm màng não. Ngoài ra có một số biến chứng bệnh sởi khác như:

  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Mù mắt
  • Tiêu chảy nặng
  • Viêm tai giữa
  • Viêm phế quản
  • Sảy thai hoặc sinh non

Biện pháp điều trị bệnh sởi hiệu quả

Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh sởi. Virus và các triệu chứng bệnh sởi thường tự biến mất trong vòng hai đến ba tuần. Tuy nhiên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng:

  • Bổ sung nhiều nước hoặc thay thế bằng sữa ( 6 – 8 cốc nước/ngày)
  • Dùng máy tạo độ ẩm để giảm ho và đau họng
  • Bổ sung vitamin A
  • Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt
  • Nghỉ ngơi giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch

Bệnh sởi có thật sự nguy hiểm không?

Bị bệnh sởi có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Bệnh sởi là căn bệnh lành tính ít gây tử vong nhưng lại rất dễ lây lan và phát triển thành dịch.

Bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu như không được chăm sóc đúng cách thì có thể gây nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Vắc xin Sởi MMR – giải pháp phòng ngừa bệnh sởi

Vắc xin MMR ba trong một có thể giúp ngừa sởi, quai bị và rubella. Đây là cách phòng sởi tốt nhất hiện nay chính là tiêm vắc xin ngừa sởi.

Vắc xin Sởi MMR nên tiêm ngay khi trẻ được 12 tháng để phòng ngừa bệnh
Vắc xin Sởi MMR nên tiêm ngay khi trẻ được 12 tháng để phòng ngừa bệnh

Sau khi tiêm một liều, 85% trẻ chín tháng tuổi và 95% trên mười hai tháng tuổi miễn nhiễm bệnh. Hầu như tất cả những người không miễn dịch sau một liều đơn đều đạt miễn dịch sau mũi thứ hai.

Nếu bạn hoặc người thân bị sởi thì hãy hạn chế tiếp xúc với người khác. Nên tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các hoạt động xã hội để virus không lây nhiễm ra cộng đồng.

Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều thông tin bệnh tại trang thông tin sau:

Nguồn: tudienbenhhoc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *