Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Người Lớn

Bệnh gút: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bệnh gút (gout) là một loại viêm khớp gây đau và sưng ở các khớp. Các triệu chứng thường xảy ra như bùng phát kéo dài trong một hoặc hai tuần và sau đó biến mất. Chúng thường bắt đầu với cảm giác đau đớn ở ngón chân cái hoặc một chi dưới. Bệnh xảy bởi sự gia tăng nồng độ cao của một chất được gọi là axit uric hoặc urat trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric tích tụ cao, các tinh thể urat hình kim sẽ hình thành trong và xung quanh khớp. Điều này gây ra viêm khớp. Bệnh gút là bệnh kéo dài suốt đời và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, căn bệnh này là một trong những dạng viêm khớp có thể kiểm soát được với chẩn đoán sớm, uống thuốc và thay đổi chế độ ăn.

Cách xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho người bị gút

bệnh gút
Để phòng tránh bệnh gút, một chế độ ăn hợp lý là hết sức quan trọng

Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin. Ví dụ như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn có nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, gan, bầu dục, đậu đỗ; bỏ rượu, thức uống có rượu, bia, cà phê, chè. Đối với người béo phì, không giảm cân quá nhanh mà cần kiên nhẫn.

Người bị gút không nên ăn gì?

  • Người bị bệnh gút nên tránh các loại thực phẩm giàu purin. Đây là một loại hóa chất tạo ra axit uric trong cơ thể. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và cũng có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Vì vậy, sự thay đổi chính trong chế độ ăn uống truyền thống để giảm tỉ lệ mắc gút là có một chế độ ăn ít purin. Mặc dù không thể tránh được hoàn toàn, nhưng bạn nên cố gắng hạn chế chúng.
  • Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn. Ví dụ như: Thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt,.. Hay cá và các loại thủy sản như: lươn và ếch. Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: Đậu Hà lan, đậu trắng, đậu dỏ, đậu xanh. Các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ…) nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
  • Giảm các thực phẩm giàu chất béo no. Ví dụ: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay. Hoặc thực phẩm chế biến với các chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh.
  • Bệnh nhân có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.
  • Không uống rượu, bia… Hạn chế đồ uống có gas, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Đây là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Giảm các đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh,…
thực phẩm
Hạn chế các loại thức ăn giàu đạm và purin

Những thực phẩm có lợi cho việc hạn chế bệnh gút

Một số loại thực phẩm có ít có thể giúp giảm sự hình thành acid uric như:
  • Rau xanh và trái cây, đặc biệt là những loại có nhiều chất xơ và hàm lượng đường thấp, chẳng hạn như quả mọng và cam quýt như quả mọng, cam, ớt chuông và dứa
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách kem
  • Các loại hạt bao gồm bơ hạt như bơ hạnh nhân và bơ đậu phộng
  • Các loại ngũ cốc Khoai tây, gạo, bánh mì nguyên hạt và mì ống Trứng (vừa phải)
  • Các loại dầu như dầu ô liu Hạt lanh và các loại hạt khác Nhiều nước và đồ uống không đường và không cồn khác
rau xanh
Trái cây và rau xanh là giải pháp tuyệt vời cho một lối sống khỏe mạnh

Nhìn chung, chế độ ăn dựa trên thực vật có lợi hơn chế độ ăn nhiều chất béo. Bởi chúng tập trung vào chất xơ và khoáng chất để giúp ổn định nồng độ axit uric. Ăn nhiều rau cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch qua tiêu thụ chất béo không bão hòa. Điều này rất quan trọng, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh gút cũng có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về tim cao hơn.

Nguồn: phongkhamdinhduong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *