Gan là một cơ quan có kích thước bằng một quả bóng. Nó nằm ngay dưới khung xương sườn của bạn ở phía bên phải của bụng. Gan rất cần thiết để tiêu hóa thức ăn và thải độc cho cơ thể. Bệnh gan có thể do di truyền. Các vấn đề về gan cũng có thể do nhiều yếu tố gây hại cho gan, chẳng hạn như vi rút, sử dụng rượu và béo phì. Theo thời gian, các tình trạng tổn thương gan có thể dẫn đến sẹo (xơ gan), có thể dẫn đến suy gan, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng điều trị sớm có thể giúp gan có thời gian lành lại. Tuy nhiên, liệu vàng da có phải một trong những dấu hiệu của bệnh gan?
Có rất nhiều bệnh gây vàng da
Nếu không còn triệu chứng nào đi kèm, có một số nguyên nhân gây vàng da bạn có thể tham khảo:
“Vàng da” là thuật ngữ y tế mô tả tình trạng vàng da và mắt. Bản thân vàng da không phải là một bệnh. Nhưng nó là một triệu chứng của một số bệnh tiềm ẩn có thể xảy ra. Vàng da hình thành khi có quá nhiều bilirubin trong hệ thống của bạn. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu chết trong gan. Thông thường, gan loại bỏ bilirubin cùng với các tế bào hồng cầu cũ. Vàng da có thể cho thấy một vấn đề nghiêm trọng với chức năng của các tế bào hồng cầu, gan, túi mật hoặc tuyến tụy của bạn.
Nếu vàng da mà nước tiểu trong thì thường là do huyết tán (bệnh tan máu bẩm sinh). Vàng da kèm nước tiểu vàng đậm là dấu hiệu các bệnh gan mật. Nếu đường gan mật từng phải mổ, nên nghĩ tới chít hẹp đường mật sau mổ. Với người bệnh tiểu đường trên 50 tuổi, vàng da thường là biểu hiện ung thư tụy. Với người nghiện rượu lâu năm, đó là dấu hiệu xơ gan, viêm gan.
Còn một trường hợp nữa thừa tiền tố A do ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A (cà rốt, bí đỏ, gấc, dầu gấc…) trong một thời gian dài làm cho sắc tố da vàng nhưng người không cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng này thường ít gặp ở người lớn (hay gặp ở trẻ nhỏ khi ăn dặm). Chỉ cần dừng ăn một vài tháng sẽ hết vàng da.
Chữa trị sớm để không hối hận
Việc khám lâm sàng đóng vai trò quan trọng tìm nguyên nhân gây vàng da. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm như siêu âm ổ bụng kiểm tra kích thước gan (phát hiện u cục, kén, sỏi trong gan), Xquang (tìm sỏi canxi túi mật), soi phúc mạc (phân biệt ứ mật trong hay ngoài gan, phát hiện tính chất ung thư và tiên lượng), sinh thiết gan (phân biệt ung thư gan, xơ gan…). Nên đi khám sớm tại chuyên khoa nội tiêu hóa của bệnh viện gần nhà để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan
- Giảm lipid (mỡ, dầu) trong khẩu phần ăn. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Cần nấu thức ăn chín mềm để giảm gánh nặng cho tiêu hóa.
- Không nên ăn thịt động vật non
- Khi chọn rau nên chọn loại lá tươi, non, tăng quả chín, tươi để giàu vitamin.
- Uống đủ nước giúp gan giải độc tốt. Nếu có sỏi cần hạn chế thực phẩm giàu canxi (sữa, tôm, cua…).
- Tránh rượu, bia, các chất kích thích. Chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Làm cho bệnh lý của gan càng trầm trọng hơn và kết quả điều trị khó khăn hơn.
Nguồn: phongkhamdinhduong.vn