Đời sống vật chất của con người ngày một được tăng cao nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn hẳn. Không những về các chức năng chính trong cơ thể mà còn ở hình thức bên ngoài. Chăm sóc da, tóc, răng miệng dần trở thành một phần không thể thiếu. Sở hữu vẻ bề ngoài sáng sủa tạo nên ưu thế lớn trong công việc và các mối quan hệ. Trong đó, chăm sóc răng miệng đặc biệt quan trọng. Được cả nam giới lẫn nữ giới quan tâm tìm hiểu. Nhưng có những nguyên nhân gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng bị nhiều người bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho bạn 6 nguyên nhân gây chảy máu chân răng cần tránh, rất có ích trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Sự nguy hiểm của bệnh chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng dường như ai cũng gặp phải một lần trong đời. Thế nhưng, khi chảy máu chân răng trở thành bệnh lý sẽ có những biểu hiện như: vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau và chảy máu.
Thông thường, khi có những kích thích từ bên ngoài như khi ăn nhai, chải răng hay xỉa răng sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng. Và đôi khi chỉ cần chép miệng nhẹ thì phần chân răng cũng bị chảy máu.
Viêm nướu
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng có thể kể đến là chảy máu lợi. Mảng bám trên răng của bạn tại đường viền nướu không được chải hoặc dùng chỉ nha khoa lấy đi hết, dẫn đến những vi khuẩn có thể lây nhiễm vào nướu. Điều này dẫn đến các triệu chứng viêm nướu.
Khi nướu bị sưng, đau và chảy máu trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có bất kỳ biện pháp chữa trị nào thì có thể lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra ngoài rất xấu xí.
Căng thẳng
Ta có thể thấy căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe tổng thể của bạn. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra các chất hóa học dẫn đến viêm và các bệnh về nướu. Ngoài ra, bạn cũng có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt, uống rượu hoặc hút thuốc. Tất cả những thói quen không lành mạnh này khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Những hành động như đánh răng quá mạnh, không đánh răng hoặc thờ ơ với việc vệ sinh răng miệng đều làm tăng nguy cơ bị chảy máu nướu răng.
Ngoài ra, thói quen không dùng chỉ nha khoa có thể khiến bạn khó lấy đi nhiều mảng bám. Có thể dẫn đến sưng và viêm nướu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nướu khỏe mạnh có thể trở thành nướu bị bệnh chỉ sau một ngày bạn không lưu ý chăm sóc miệng đúng cách.
Hút thuốc lá thường xuyên
Có thể biết khói thuốc khiến các độc tố tích tụ trên răng khó được làm sạch khi chúng ta đánh răng. Nếu không kịp thời khắc phục, tình trạng này lâu ngày có thể khiến nướu răng bị tổn thương và chảy máu.
Hơn nữa, người hút thuốc cũng dễ gặp một số vấn đề về miễn dịch, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Không thể chống chịu với các tác nhân gây viêm nhiễm. Gặp khó khăn trong quá trình chữa lành những tổn thương của cơ thể.
Không những với sức khỏe răng miệng mà hút thuốc lá còn đang giết chết lá phổi của chính bạn. Thuốc lá không được khuyến khích sử dụng trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ sức khỏe chính bản thân và cộng đồng.
Do ảnh hưởng của một số thuốc
Một số loại thuốc giảm đau (đặc biệt là ibuprofen), có thể làm loãng máu. Điều này khiến cho cơ thể dễ dàng bị bầm tím và chảy máu hơn. Những người thường xuyên phải dùng thuốc chống đông máu để điều trị bệnh tim.Thì cũng dễ dàng bị bầm tím và chảy máu hơn so với những người khác.
Bệnh đái tháo đường
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu bệnh đái tháo đường. Căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Hiện tượng chảy máu chân răng khi mang thai
Trong quá trình mang thai thường có nồng độ hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ và khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.
Nhưng đây không phải là lý do duy nhất khiến lợi bị sưng đau. Các nguyên nhân khác có thể do lượng máu trong cơ thể tăng lên từ 30-50% khi mang thai. Do chế độ ăn thiếu calci và nhiều đường có thể khiến răng suy yếu.
Những nguyên nhân ở trên không những có thể gây bệnh chảy máu chân răng mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác. Phát hiện, ngăn ngừa và chữa trị kịp thời chính là góp phần lớn trong việc giữ gìn sức khỏe. Răng miệng không phải là chức năng ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. Nhưng nó cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nếu không chăm sóc răng miệng cẩn thận, việc ăn uống nuốt cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Xem thêm các thông tin về bệnh: Phương Pháp Phòng Bệnh
Nguồn: healthplus.vn