Cây Thuốc Quanh Ta, Y Học Cổ Truyền

6 cách chế biển quả lê thành những bài thuốc hữu ích

Qủa lê được xem như một loại trái cây vô cùng mát và thích hợp cho mọi lứa tuổi. Người dân ta xưa và nay rất ưa chuộng và thích ăn lê quả; hơn nữa loại cây này có thể trồng được tại Việt Nam. Bên cạnh là một loại trái cây thì lê còn là một loại thần dược vô cùng bổ ích và có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo như nhiều nguồn tài liệu ghi chép lại thì lê bắt nguồn thì từ Thụy Điển và có ý nghĩa sâu xa. Loại cây này rất thích hợp trồng ở khu vực có khí hậu ôn hòa; thích hợp cho sự phát triển và ra trái của chúng. Lê có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau và đặc biệt là có công dụng trong việc trị ho.

có công dụng tuyệt vời là vậy nhưng không phải ai cũng biết. Có rất nhiều công thức chế biến loại quả này thành những món ăn ngon và bổ dưỡng. Nếu bạn chế biến sai loại quả này thì sẽ làm mất công dụng của nó. Nếu bạn đang tìm hiểu và nghiên cứu các cách chế biến thứ quả này thành một món ăn ngon và bổ dưỡng thì dưới đây là 6 công thức chế biến lê quả ngon và đơn giản nhất.

Thành phần dinh dưỡng có trong lê quả

Về thành phần dinh dưỡng; cứ 100g lê có 86,5g nước; 0,1g lipid; 0,3g protein; 8g đường (levulose, fructose, glucose…); 1,6g chất xơ; 14mg Ca; 0,5mg Fe; 0,2mg vitamin PP; các vitamin nhóm B; betacaroten và acid malic, acid acetic. Do tính vị mát ngọt, lê không chỉ dùng bổ sung dinh dưỡng và nước cho người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược cơ thể mà còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan, trợ tiêu hóa, khai vị. Dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp do có tác dụng tư âm thanh nhiệt hạ huyết áp. Lê cũng rất thích hợp cho các bệnh nhân lao phổi, viêm phế quản, viêm họng. Lê có nhiều chất xơ nên có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa.

Tác dụng của lê quả

Theo Đông y, quả lê vị chua ngọt, tính lương; vào Phế và Vị. Tác dụng sinh tân, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đàm. Dùng rất tốt cho người bị đàm nhiệt, âm hư: ho khan, khái huyết, sốt nóng, kích ứng vật vã, mất nước khát nước, người đái tháo đường, ho, sốt, nôn nấc, táo bón. Quả lê có thể ăn tươi, ép nước hoặc nấu, hầm; có thể ăn 1-5 quả mỗi ngày.

6 món ăn bổ dưỡng chế biến từ lê quả

Nước ép lê: nước ép lê là loại thức uống mát và bổ dưỡng cho người bệnh. Lấy 1 đến 2 quả lê ép lấy nước rồi uống trực tiếp. Dùng tốt cho người nhiễm siêu vi trùng sốt nóng, mất nước, khát nước.

Ngũ trấp ẩm: nước ép quả lê, nước ép củ mã thầy, nước ép lô căn, nước ép mạch môn, nước ép giá đỗ xanh, liều lượng bằng nhau; hòa chung rồi uống hoặc hấp cách thủy, uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị ôn bệnh làm tổn thương tân dịch, miệng háo khát, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.

Lê hầm táo đỏ

Xi rô hạnh nhân nước ép lê: hạnh nhân 10g, lê 1 quả, đường phèn lượng thích hợp. Hạnh nhân giã nát, lê gọt vỏ thái lát. Cho hạnh nhân và lê vào nồi đun sôi; rồi sau đó cho đường phèn vào khuấy đều tay. Thích hợp cho bệnh nhân viêm khí phế quản cấp, thể viêm khô, ho khan ít đờm.

Lê hấp đường phèn: lê 2 quả, bột bối mẫu 10g, đường phèn 30g. Lê sau khi sửa sạch thì khoét lõi bên trong ra; cho các nguyên liệu vào bên trong rồi hấp. Ăn 1 ngày 2 lần vào sáng và tối. Trị viêm phế quản cấp, thể viêm khô, ho khan ít đờm.

Lê hấp đường phèn

Cháo bạch lê: lê 3 quả, gạo tẻ 100g. Lê đem đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi thái lát. Cháo sau khi đun sôi hơi nhừ thì cho lê vào đun tiếp cho đến khi cháo nhừ hẳn. Món này thích hợp cho người bị sốt nóng, kích ứng vật vã, khát nước, chán ăn.

Lê hầm mật: lê đem đi rửa sạch rồi thái miếng nhỏ. Cho mật ong vào rồi đem đun sôi lên khoảng 5-10 phút. Dùng rất tốt cho người bị sốt nóng dài ngày, mất nước, khát nước, đái tháo đường, ho ra máu.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Xem thêm:

2 nguyên nhân dẫn đến chứng ho và cách điều trị bằng đông y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *