Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của phụ nữ. Nó bao gồm sức khỏe thể chất, đời sống xã hội, các mối quan hệ, sự nghiệp và ý thức về giá trị bản thân nói chung. Và phức tạp hơn, nó có thể tác động đến hormone sinh sản, gây ra áp lực xã hội và tăng sự nhạy cảm đối với căng thẳng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Để cải thiện tình trạng bệnh, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về các yếu tố gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Từ đó bạn có thể khắc phục tình trạng bệnh, điều trị hiệu quả và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Triệu chứng trầm cảm khác nhau ở mỗi người nhưng có một số dấu hiệu chung để nhận biết
1. Những người hướng ngoại đột ngột tự cô lập bản thân
Tuy nhiên, kể cả người không có bất cứ sở thích ngoài lề nào mà có công việc thường ngày áp lực, cuộc sống hưởng thụ hay giải trí đều không có hứng thú, không cảm nhận được niềm vui. Có thể khẳng định hứng thú cuộc sống của họ đã giảm sút hoặc mất đi hoàn toàn. Đây là một triệu chứng biểu hiện của trầm cảm.
2. Cảm giác vô vọng
Người bị trầm cảm thường cảm thấy mọi thứ rất tồi tệ, tiền đồ tối tăm ảm đạm. Đối với họ, tất cả đều không có tương lai và cảm giác vô vọng luôn ùa đến. Ngược lại, người bình thường luôn có nhiều hi vọng. Ví dụ như học tập tiến bộ, sự nghiệp có thành tựu và gia đình mạnh khỏe. Đồng thời cũng có nhiều nguyện vọng nhỏ như tiết kiệm mua đồ thương hiệu, thưởng thức liveshow ca nhạc,… Tóm lại, mất đi niềm hy vọng vào tương lai là một biểu hiện của trầm cảm.
3. Cảm thấy lẻ loi, không có ai bên cạnh
Cảm giác này thực sự đau khổ. Đặc biệt đây là biểu hiện khó phát hiện ra nhất. Đối phó với triệu chứng này, không ít người không muốn đi khám bác sỹ. Họ xác định bác sỹ không thể giúp gì được. Họ luôn cảm thấy không giống với những người khác. Họ cảm thấy như mọi thứ đã không còn có thể cứu chữa, rơi vào một vực sâu thâm cốc và không có ai có thể giúp được bản thân lúc này.
Những người như vậy có cuộc sống một ngày dài như một năm. Họ luôn lẻ loi, cô đơn, và cố gắng xa lánh với những người khác. Đây chính là một biểu hiện nổi trội của trầm cảm.
4. Không coi trọng bản thân
Những người cảm thấy bản thân mình trên thực tế chẳng có tài năng hay không làm tốt bất cứ việc gì. Họ không tìm thấy niềm vui hay hy vọng kể cả việc nhỏ và đơn giản nhất. Luôn cho rằng mình là vô dụng, họ chìm trong cảm giác kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi tràn đầy.
5. Mất đi sự linh hoạt
Người có triệu chứng này cảm thấy toàn bộ con người của họ đã sụp đổ. Họ xác định rõ cảm giác đó không phải là cơ thể họ không có sinh lực mà là tinh thần của họ đã mất đi động lực. Bất kể làm việc gì (kể cả vệ sinh cá nhân) đều cần người khác thúc giục hoặc đẩy sang một bên không quan tâm, bản thân không muốn động đến cái gì.
Không ít người vật lộn, đấu tranh để hưng phấn hơn, nhưng đều kiên trì không nổi. Người bệnh cho rằng họ đã ở trong “hố sâu cả nghìn mét, không có bất kì ánh sáng nào có thể chiếu tới”.