Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, máy bay dần trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn. Có lẽ ưu điểm lớn nhất khi di chuyển bằng máy bay chính là tối ưu thời gian. Thật dễ dàng để di chuyển giữa hai khoảng cách xa xôi chỉ với vài giờ đồng hồ.
Khi đi máy bay bạn chỉ cần xếp hàng check-in và ký gởi hành lý tại sân bay có điều hòa mát mẻ,thoải mái. Không có tình trạng chen lấn, lộn xộn như đi xe khách hay tàu hỏa,…Chính vì sự tiện lợi đó, có rất nhiều người chọn hình thức di chuyển này. Tuy nhiên, đa số lại quá chủ quan và lơ đễnh trong việc bảo vệ sức khỏe trong suốt chuyến bay.
Một mùa Tết ấm cũng lại đang về. Nếu bạn có ý định về quê bằng máy bay, thì hãy lưu lại ngay những điểm quan trọng dưới đây để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
1. Không đi máy bay khi chân đang bó bột
Nếu như bạn đang bị thương và cụ thể là bó bột. Hãy hạn chế tối thiểu việc di chuyển bằng máy bay. Thông thường máy bay bay ở độ cao 10.66800 m, càng lên cao không khí càng loãng, áp suất thấp hơn nhiều so với mặt đất. Dưới áp lực của cabin, chân của bạn có thể bị bay lớp băng bó, gây chảy máy không kiểm soát, rất nguy hiểm. Với những ai đang bị gãy chân, bó bột nên hạn chế đi máy bay, đặc biệt là những chuyến bay dài.
2. Tránh vi khuẩn ở gối và chăn
Chăn gối trên máy bay được nhiều người sử dụng nên nhiều vi khuẩn và vi trùng, không được giặt giũ thường xuyên. Để tráng lây lan virus, vi khuẩn khi lên máy bay nên mang theo áo khoác dài tay, gối kê cổ tự mua với giá rẻ cũng an toàn hơn.
3. Không chạm vào miệng, mũi, hoặc mắt
Khi ngồi trên máy bay, tránh để tay chạm vào miệng, mắt và mũi vì trên máy bay có rất nhiều vi khuẩn, khi chạm tay vào vi khuẩn sẽ theo 3 con đường này đi vào cơ thể. Ngay cả khi tay có rửa sạch cũng không loại bỏ được số lượng vi khuẩn khổng lồ trên máy bay.
Mẹo: Có thói quen dùng tay để xúc mắt, miệng, và mũi hãy đảm bảo tay được khử trùng bằng cồn.
4. Giảm nguy cơ bị cúm khi dùng bàn ăn trên máy bay
Sau mỗi lần trả khách tại sân bay tiếp viên không thể có thời gian để vệ sinh lau chùi khoang hành khách bao gồm cả bàn ăn. Nên bàn ăn có rất nhiều vi khuẩn, nếu chẳng may ngồi trúng ghế người bị cảm cúm sẽ dễ bị lây lan bệnh cảm cúm.
Mẹo: Để phòng tránh nên dùng khăn ướt để lau sạch tay vịn, bàn ăn, và ghế ngồi hoặc bất cứ mặt phẳng cứng nào quanh khu vực bạn sẽ ngồi.
5. Tránh xa cà phê và rượu để tránh tụt huyết áp và phản ứng bàng quang
Tránh uống rượu và cà phê trước 12 giờ trước và trong suốt chuyến bay. Uống rượu bia khi ngồi máy bay sẽ khiến bạn say nặng hơn. Chưa kể khi máy bay cất và hạ cánh do áp suất thay đổi đột ngột dẫn đến nôn, gây mất nước và cảm thấy không thoải mái trong suốt chuyển bay.
Mẹo: Nên uống trà thảo mộc loại không có cafein như nước trái cây, hoặc nước để tránh mất nước.
6. Uống đủ nước để tránh nhiễm trùng xoang
Trên máy bay không khí hơn 55% so với môi trường khác dẫn đến màng bảo vệ xoang có thể bị khô, gây nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh.
Mẹo: Uống nước trước và trong suốt chuyến bay. Tránh các thực phẩm giàu chất béo, mặn. Vì chúng có thể làm tăng cơn khát. Tránh uống nước có ga sẽ gây ợ hơi, đầy bụng. Đồ ăn nhẹ nên ăn thực phẩm ít chất béo. Nếu bay dài nên mang theo đồ ăn nhẹ như hoa quả tươi.
7. Tránh mầm bệnh ra khỏi cơ thể
Trên máy bay từ đồ ăn, thức uống, bàn ăn, ghế ngồi cho đến nhà vệ sinh chứa đầy vi khuẩn. Chúng có thể gây bệnh viêm phổi, nhiễm trùng, cho đến MRSA – tụ cầu vàng kháng Methicillin, siêu khuẩn superbug gây chết người.
Mẹo: Nếu thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi trùng, vi khuẩn. Ngoài ra, để hỗ trợ tức thì nên uống trà thảo mộc hoặc siro echinacea trước khi lên máy bay.
8. Đeo khẩu trang y tế
Ngay cả một chuyến bay ngắn vẫn nên bảo vệ cơ thể bằng chiếc khẩu trang y tế.
Mẹo: Nên chọn khẩu trang y tế được bán ở các hiệu thuốc sẽ an toàn hơn. Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc xà phòng diệt khuẩn trước khi đeo khẩu trang. Khi cởi bỏ khẩu trang tránh chạm vào mắt vì, tai. Sau khi mở khẩu trang nên vứt đi, rửa sạch tay.
9. Thay đổi lịch ngủ
Nếu đi du lịch hoặc công tác tới những nơi lệch múi giờ, buổi tối 2-3 ngày trước khi bay nên ngủ sớm. Như vậy, sẽ không lo khó ngủ vì lệch múi giờ nữa.
Mẹo: Nên đặt lại đồng hồ báo thức trước bay 2-3 ngày, điều chỉnh lại lịch ngủ đúng với múi giờ nơi sẽ đến.
10. Ngăn chặn lưu thông máu kém
Ngồi lâu ở một vị trí dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sau, làm máu lưu thông chậm lại, gây ra đông máu. Máu lưu thông chậm khiến chân bị tê phù, lạnh chân. Đặc biệt khi mặc quần áo bó sát tình hình càng tồi tệ hơn, ngăn máu đến tim, chân.
Mẹo: Nên chọn quần áo rộng rãi thoải mái. Cố gắng vận động thật nhiều để tăng lưu thông máu. Nâng đầu gối lên, rướn mình, vươn tay, lắc vai, uốn cong người là những hoạt động có ích cho việc lưu thông máu khi phải di chuyển một chuyến bay dài.
11. Bật quạt thông gió để hút bụi
Khi lên máy bay nên mở quạt thông gió để hút bụi, ngay cả khi bạn cảm thấy lạnh. Vì nguồn gây bệnh viêm màng não, lao có thể tồn tại trong không khí 5 giờ. Ống thông khí sẽ hút bụi và vi khuẩn giữ cho chúng ở đó. Tránh tiếp xúc lây lan sang người. Ngoài ra, bộ lọc quạt thông khí còn có thể lọc tới 99% bụi bẩn.
Mẹo: Nếu hơi gió khiến bạn khó chịu hãy xoay chúng ra hướng khác.
Nguồn: phunungaynay.vn
Tham khảo thêm một số bài viết để nắm thêm những phương pháp bảo vệ sức khỏe chính mình bạn nhé!