Cây sâm bố chính được xem như một trong những siêu dược phẩm trong Đông y. Sâm bố chính có những cái tên khác nhau tùy từng vùng địa phương. Loại sâm này bắt nguồn từ Phú Yên nên một số người gọi nó là sâm Phú Yên. Trong khi ở Nghệ An gọi là thổ hào sâm (sâm đất quý). Ở tỉnh Thanh Hóa, sâm bố chính có tên là sâm báo. Cây sâm bố chính thường có hoa màu đỏ nhạt hoặc hơi ngả hồng. Hương thơm loại hoa này không quá đáng kể. Nó chỉ có một chút hương thảo mộc.
Đặc điểm củ sâm bố chính
Phía trên là những nhánh hoa đỏ nhẹ nhàng có nhụy trắng. Còn phía dưới lòng đất, sâm bố chính hình thành những củ trông rất giống nhân sâm. Tuy nhiên, thân củ có vẻ mập mạp hơn. Trong y học cổ truyền, sâm bố chính được sử dụng rất nhiều. Loạt công dụng có thể kể đến như điều trị các chứng về tiêu hóa, hô hấp. Sâm bố chính hỗ trợ điều hòa quá trình kinh nguyệt ở phụ nữ. Ngoài ra, nó có tác dụng lớn trong điều hòa khí huyết, lưu thông máu, hỗ trợ thần kinh,…
Ứng dụng trong Đông y của sâm bố chính
Các bệnh thường gặp
– Chữa thiếu máu: Mỗi vị 100g gồm sâm bố chính, hà thủ ô, hạt sen; cam thảo 40g; thảo quả 12g; đại hồi 8g. Tán nhỏ làm viên, ngày uống 20g, chia 2 lần.
– Chữa ra mồ hôi nhiều, chân tay quyết lạnh, người còn ấm: Sâm bố chính 20g, hoàng kỳ 80g (tẩm nước phòng phong sao), phục linh 12g (tẩm sữa), đương quy 20g (tẩm mật rượu sao), lộc nhung 8g (đều nung nghiền nhỏ), chích thảo 8g. Sắc uống trong ngày.
– Chữa đái ra dưỡng chất: Mỗi thứ 12g bao gồm sâm bố chính, ý dĩ, trúc diệp, tỳ giải, huyền sâm, liên nhục, củ mài, rễ cỏ tranh, mã đề, cam thảo nam; hoạt thạch 6g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang.
– Điều trị chứng tim đập nhanh, thường xuyên bị hồi hộp, mất ngủ: Sâm bố chính 20g; mỗi vị 12g bao gồm hạt sen, củ mài, hà thủ ô, rau má, quả dâu chính, long nhãn. Mỗi vị 8g gồm táo nhân, bá tử nhân. Sắc uống mỗi ngày.
– Chữa rối loạn kinh nguyệt: Sâm bố chính 16g; cỏ nhọ nồi sao vàng, thục địa, mỗi vị 20g; ngải cứu sao, ích mẫu, mỗi vị 16g; củ gai (cây gai làm bánh) 12g, củ gấu (tứ chế) 10g. Uống trong ngày.
– Chữa sốt nóng lâu, khát nước, ra mồ hôi: Sâm bố chính 20g, thục địa 30g, nhục quế 3g. Dùng mỗi ngày.
– Có thể chữa cho trẻ em có thân hình gầy còm xanh xao, thường xuyên đi ngoài phân lỏng hay bị lỵ kéo dài. Bạn chuẩn bị sâm bố chính sao chín 25%, ý dĩ sao chính 20%, hoài sơn sao chín 30%, bạch chỉ sao chín 10%, hạt sen sao chín 15%. Bạn đem tán nhỏ rây bột mịn.
– Chữa tiêu hoá, bài tiết bị ngừng trệ: Sâm bố chính 20g, bạch truật 40g (tẩm sữa sao), trầm hương 4g. Sắc riêng sâm bố chính và bạch truật rồi mài trầm hương vào, uống trong ngày.
Các bệnh suy nhược
– Cây này có thể chữa suy nhược cơ thể. Nhất là đối với người có bệnh về tiêu hoá, lao động vất vả hay sau khi ốm nặng. Bạn cần có 180g sâm bố chính và 8g binh lang. Ngoài ra còn cần hoài sơn, hạt sen, mỗi vị 80g. Cần bạch truật 40g. Tán bột mịn, mỗi ngày uống 20g.
– Hồi phục sức khỏe sau khi bọ suy nhược ở người có bệnh về hô hấp. Bạn cần 12g sâm bố chính 12g và 20g liên nhục. Cần táo nhân, tua sen, sa sâm, mỗi vị 12g; lá vông, hương phụ, mỗi vị 10g; kỷ tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Chữa giai đoạn hồi phục sau áp xe phổi: Sâm bố chính, hoài sơn, mỗi vị 16g; sinh địa, ý dĩ, bách hợp, kim ngân hoa, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Nguồn: baodantoc.vn